Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị hiệu quả ở thành phố Nam Định

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, là sinh kế của người dân các xã, phường của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, sự năng động của người dân, đến nay, thành phố có nhiều mô hình nông nghiệp đô thị phù hợp với điều kiện cụ thể, hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau thủy canh tại xã Nam Phong (thành phố Nam Định). Ảnh: Báo Nam Định.

Mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả điển hình làHợp tác xã (HTX) Hoa, cây cảnh Nam Phong, xã Nam Phong (thành phố Nam Định). Đến đây khách sẽ bị thu hút không chỉ bởi hoa tươi khoe sắc 4 mùa mà còn bởi sự chuyên nghiệp, hiện đại từ cơ sở vật chất đến các hoạt động quản lý điều hành.

Chị Phạm Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX cho biết: HTX là một trong những đơn vị đi đầu của xã trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa tươi. HTX đã đầu tư lắp đặt hơn 1.000m2 nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống làm lạnh khu vực trồng và kho lạnh bảo quản hoa.

HTX còn đầu tư hệ thống điều khiển tự động và bán tự động để điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong nhà trồng hoa theo nhu cầu sinh trưởng ở từng giai đoạn của cây hoa. Từ đó giúp chủ động chăm sóc, điều tiết quá trình sinh trưởng, hoa nở đúng thời điểm, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ 3 năm trở lại đây, mỗi năm HTX sản xuất hơn 3 vạn cây lan hồ điệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Hoa cho biết thêm: Trồng hoa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Mưa kéo dài hoặc nắng nóng quá độ người dân sẽ khó cả trong khâu ươm cây giống đến chăm sóc cây, rồi mong cho cây ra hoa đúng độ mới có thu nhập. Với người trồng hoa, mỗi năm chỉ có vụ Tết là vụ thu hoạch cho thu nhập chính chiếm tới 30-40% doanh thu cả năm.

Do vậy, nếu khắc phục được các bất cập về thời tiết, điều khiển cho hoa ra đúng vụ thì người trồng hoa sẽ có thu nhập khá. Nhờ áp dụng công nghệ trồng hoa trong nhà kính và hệ thống kho lạnh, HTX chủ động được việc sản xuất cây giống hoa các loại và cung cấp cho người dân để kịp thời trồng vụ hoa tết.

Thành công của HTX hoa, cây cảnh Nam Phong giúp một số người trồng hoa trong xã mạnh dạn chuyển đổi từ việc trồng hoa theo cách truyền thống, giá trị không cao sang trồng các loại hoa mới lạ được thị trường ưa chuộng như: tuy-lip, ly, cát tường, phi yến, dạ yến thảo; chuyển từ trồng ở vườn sang trồng trong chậu để tiết kiệm diện tích đất, thuận tiện vận chuyển lại tránh mưa, tránh gió. Cây trồng ổn định trong chậu từ ban đầu nên khỏe, bông hoa lâu tàn hơn nên giá bán cao, doanh thu và lợi nhuận được gia tăng đáng kể.

Với tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh 153ha, ước tính thu nhập trung bình từ nghề trồng hoa của người dân xã Nam Phong đạt khoảng 400 triệu đồng/ha/năm. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, hình thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của thành phố, nơi đây còn trở thành điểm tham quan trải nghiệm nhà vườn lý thú của những người yêu hoa.

Ở các xã, phường khác trong thành phố, địa phương cũng khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ cao, lựa chọn cây, con giống phù hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp tại đô thị. Đặc biệt, nông dân các vùng ven đô cũng rất năng động tìm hiểu, nghiên cứu các cách làm phù hợp để chuyển đổi sản xuất.

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả đã xuất hiện như gia đình ông Lại Viết Thành, xã Nam Vân với mô hình trồng lúa - nuôi cá cho thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng; gia đình ông Đỗ Đức Toàn, phường Lộc Hạ và gia đình bà Đào Thị Hà, phường Lộc Hòa đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất nấm đông trùng hạ thảo cho thu nhập từ 500-700 triệu đồng; gia đình các ông Trần Công Hùng, Trần Văn Thảo, phường Mỹ Xá với mô hình trang trại tổng hợp và trồng rau sạch phục vụ dân nội thị…

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân thành phố Nam Định quan tâm mở rộng. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đô thị ở thành phố Nam Định vẫn còn rất hạn chế ở cả số lượng và cách thức tổ chức. Nguyên nhân do năng lực sản xuất của hộ nông dân chưa cao, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ năng công nghệ. Chưa có đơn vị đảm nhiệm vai trò là “đầu tàu” dẫn dắt nông dân sản xuất theo hướng hiện đại. Mặt khác, vùng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ và phân tán đang là lí do cản trở, khiến khó thu hút doanh nghiệp đầu tư, buộc người nông dân phải tự tìm cách phát triển.

Để thúc đẩy nông nghiệp đô thị phát triển hiệu quả, khắc phục những khó khăn trong phát triển nông nghiệp đô thị, UBND thành phố Nam Định đã xác định mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của thành phố, theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và khả năng cạnh tranh nông sản. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp.

Phát triển nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Chú trọng thúc đẩy sản xuất nhóm sản phẩm đặc trưng: rau, nấm, hoa, cây cảnh và phát triển lợi thế vùng miền.

Trong đó các phường nội thành chủ động hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ cao vào các sản phẩm rau sạch, nấm. Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh với diện tích từ 200-300ha, tập trung phát triển nhóm hoa, cây cảnh ở xã Nam Phong; mở rộng mô hình trồng hoa, cỏ Nhật, cây lá màu... phục vụ trang trí nội, ngoại thất ở vùng ven đê các xã Nam Vân, Nam Phong.

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân tổ chức lại sản xuất, đổi mới cách thức kinh doanh, phát triển thị trường, tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm…

Hỗ trợ người dân đào tạo nghề, tiếp cận với vốn, khoa học kỹ thuật và đổi mới sáng tạo. Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hoa, cây cảnh của địa phương. Trước mắt thành phố thực hiện các giải pháp nhằm sử dụng hết diện tích đất có thể khai thác, tạo lập không gian sản xuất nông nghiệp bền vững.

Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao nhưng không tốn tài nguyên đất đai, nhân công và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường là những định hướng tất yếu đối với ngành nông nghiệp của thành phố.

Mục tiêu thành phố đặt ra là phấn đấu đến năm 2050 đưa nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường; người dân làm nông nghiệp không còn hộ nghèo, thu nhập tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.

Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh
Phát hiện cơ sở nuôi 24 trẻ sơ sinh không phép tại TP. Hồ Chí Minh

Qua kiểm tra thực tế chùa Phật Bửu phát hiện tại đây đang nuôi dưỡng, chăm sóc 24 trẻ sơ sinh. Trong đó, có 16 trẻ sơ sinh trai và 8 bé gái.

Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc
Thái Nguyên: Tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc

Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 9/9, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên vận hành tăng lưu lượng xả nước qua tràn xả lũ hồ Núi Cốc với tổng lưu lượng xả dự kiến từ 60 đến 300 m3/s để chủ động ứng phó với mưa lũ, đồng thời hạ dần mực nước trong hồ đón lũ, tạo dung tích phòng lũ.

Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước
Quảng Ninh: Vỡ công trình thủy lợi Hà Thanh, 400 hộ dân chìm trong biển nước

Do mưa, phần đập đất vai trai của công trình thủy lợi Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bị vỡ khoảng 50m; nước từ công trình đã ảnh hưởng đến khoảng 400 hộ dân thuộc ba thôn: Hà Tràng Đông, Hà Tràng Tây, Nà Bắc.

Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay
Thái Nguyên: Lũ trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy có khả năng đạt đỉnh vào trưa nay

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, trên sông Cầu tại Trạm thủy văn Gia Bẩy và Trạm thủy văn Chã, lũ đang lên chậm.

Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm
Sắp đấu giá lại 4 khu đất vàng từng có giá hơn 2,43 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm

UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.