M&A bất động sản đang là “sân chơi” của vốn ngoại
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho biết, việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động M&A dự án ngày càng khó khăn hơn. Dẫu vậy, điểm tích cực là đang có nhiều quỹ và nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp tại Việt Nam.
Ông Ong Tiong Hooi, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam nhận định, thị trường M&A toàn cầu đang đối mặt với nhiều áp lực như lạm phát và suy thoái kinh tế và thị trường M&A Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Báo cáo của PwC cho biết, hoạt động M&A toàn cầu có khả năng tăng trưởng vào nửa sau năm 2023, khi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm cách cân bằng rủi ro ngắn hạn với các chiến lược chuyển đổi kinh doanh dài hạn.
Thực tế này đã phần nào phản ánh vào diễn biến trên thị trường M&A những tháng đầu năm 2023, khi theo các chuyên gia, các “thợ săn” đang trong tâm thế “rình rập” con mồi hơn là sốt sắng xuống tiền cho các thương vụ.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch SohoVietnam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung, mảng M&A dự án nói riêng đang đối mặt với tình trạng dòng tiền suy giảm do doanh nghiệp gặp khó trong huy động vốn và đặc biệt là thiếu “hàng” đủ pháp lý.
“Trước đây, lãi suất huy động ở mức 5-6%/năm thì các ngân hàng có thể cho vay trong khoảng 8,5-9%/năm. Đó cũng là giai đoạn ‘tiền rẻ’ và thị trường M&A diễn biến sôi động, các nhà đầu tư có thể mua bán, gối đầu. Tuy nhiên, thực tại đã thay đổi cả trên bình diện toàn cầu, chứ không riêng ở Việt Nam. Bước vào giai đoạn ‘tiền đắt’, thị trường chứng kiến sự suy giảm mạnh cả về giá trị lẫn số lượng thương vụ. Nếu như năm 2021, tổng giá trị mua bán, sáp nhập toàn cầu khoảng 5.000 tỷ USD, thì sang năm 2022 chỉ còn khoảng 3.500 tỷ USD. Ở Việt Nam, sự sụt giảm cũng diễn ra khi chi phí vốn trở nên quá cao”, ông Cần nói, đồng thời cho hay, giai đoạn hiện tại, trở lực chính đối với hoạt động M&A dự án tại Việt Nam đến từ việc thiếu dự án đủ pháp lý để có thể giao dịch ngay, cộng với bối cảnh khó khăn chung khiến thị trường M&A trở nên ảm đạm.
Từ góc nhìn của đơn vị chuyên tư vấn đầu tư và M&A, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC cho biết, việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ hoạt động M&A dự án ngày càng khó khăn hơn. Dẫu vậy, điểm tích cực là đang có nhiều quỹ và nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp tại Việt Nam.
“Việc phát triển các sản phẩm biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng theo mô hình condotel là một kênh tiếp cận nguồn vốn tiềm năng, nhưng quá trình này cần được hoạch định kỹ lưỡng để đem lại giá trị cho cả chủ đầu tư, chủ sở hữu và khách lưu trú. Các chủ đầu tư nên chú trọng đến chất lượng dự án, thay vì đơn thuần tập trung vào quy mô, điều này sẽ giúp dự án có thể gia tăng giá trị theo thời gian”, ông Mauro Gasparotti nói và cho biết thêm, trong năm nay, nhu cầu chuyển nhượng tài sản có xu hướng tăng, nhưng mức giá người bán kỳ vọng chưa phản ánh được các yếu tố gây biến động thị trường cũng như các rủi ro của ngành trong tương lai.
Trong một sự kiện xúc tiến đầu tư được tổ chức tại Đài Loan (Trung Quốc) do Savills tổ chức mới đây, nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Theo Savills, thế mạnh của các nhà đầu tư Đài Loan là nguồn lực tài chính dồi dào, giàu kinh nghiệm kinh doanh và phát triển sản phẩm, nguồn khách hàng có sẵn và chi phí tài chính cạnh tranh, nên khi bước vào thị trường Việt Nam sẽ mang lại sự kết hợp tốt giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hiện nay.
Ghi nhận của Savills cho thấy, các nhà đầu tư thuộc nhóm ngành sản xuất, công nghiệp và quỹ đầu tư gia đình là những đơn vị thể hiện sự quan tâm rõ rệt nhất đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp và thương mại. Theo Savills, Đài Loan đã đóng góp 215 triệu USD vốn FDI đăng ký mới vào ngành sản xuất tại Việt Nam trong năm 2022, cho thấy nhu cầu về các sản phẩm bất động sản công nghiệp của nhà đầu tư từ nền kinh tế này vào Việt Nam luôn ở mức cao.
“Các nhà đầu tư đặt các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về pháp lý, thuế và cách thức, quy trình đầu tư, cấu trúc và các loại hình đầu tư vào Việt Nam, các phân khúc bất động sản phù hợp…”, chuyên gia Savills thông tin thêm.
Thực tế, pháp lý đang là vấn đề được khối ngoại đặc biệt quan tâm khi muốn tham gia vào “sân chơi” địa ốc tại Việt Nam. Ông Phan Xuân Cần cho biết, các nhà đầu tư ngoại đang rất ngóng đợi thông tin liên quan đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý lĩnh vực bất động sản từ trong nước và nếu tiến trình này được đẩy nhanh sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy thị trường M&A sôi động trở lại.
“Thời điểm thị trường sốt nóng, nhà đầu tư nước ngoài hầu như không mua được dự án dù có nguồn tiền rẻ và có thể trả giá cao, còn nhà đầu tư trong nước thu xếp được tiền nhanh và linh hoạt hơn trong thanh toán nên mua nhanh, mua sớm hơn. Tuy nhiên, khối ngoại hiện đang tìm dự án đủ pháp lý để mua, nhiều nhà đầu tư có nguồn lực dồi dào và huy động được vốn với lãi suất thấp từ nước sở tại nên nắm nhiều lợi thế trong việc xúc tiến các thương vụ. Hơn nữa, nhà đầu tư nước nước ngoài thường hướng đến tầm nhìn dài hạn từ 10-20 năm, nên đây được xem là giai đoạn ‘vàng’ để nhóm này tích lũy quỹ đất”, ông Cần nhấn mạnh.
Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nhận định: “Nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi để thị trường bất động sản Việt Nam chạm đáy sẽ vào thâu tóm”. Vị chuyên gia này đặt kỳ vọng vào việc thị trường có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2023 sau giai đoạn tăng giảm thất thường.
Lê Xuân (t/h)
Tin mới
EVNHCMC: Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Tăng cường công tác đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp, những công việc này đã, đang được thực hiện tại tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) với mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024.
Khánh Hòa: Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024
Chiều 20/9/2024, tại TP. Nha Trang, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Khánh Hòa và ngân hàng Agribank tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024. Kết hợp trước Lễ trao giải, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đưa Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Khánh Hòa; Báo Người lao động cũng tặng học bổng hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo tỉnh Khánh Hòa 100 triệu đồng.
Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, một cửa hàng phụ liệu tóc bị xử phạt 90 triệu đồng
UBND tỉnh Nghệ An vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với Hộ kinh doanh cửa hàng phụ liệu tóc Hoàng Oanh, địa chỉ tại phường Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vì có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
“The Music of ABBA” sẽ công diễn tại thành phố biển Đà Nẵng và phố cổ Hội An
Ban nhạc Thụy Điển “Arrival” - ban nhạc biểu diễn dòng nhạc ABBA thành công nhất thế giới, dự kiến sẽ biểu diễn tại thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An trong tour lưu diễn “The Music of ABBA”.
Tai nạn liên hoàn 2 ô tô với 1 xe máy khiến 2 người tử vong
Sau va chạm liên hoàn với 2 xe ô tô tải trên tuyến Quốc lộ 8A, đoạn qua địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh khiến 2 người đi xe máy tử vong.
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM