Ly kỳ chuyện cổ phần hóa ACV- Kỳ 1: Khúc khuất phía sau sân bay Nội Bài
Khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Và dù mọi doanh nghiệp (DN) đều mong muốn, thì không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu ấy để kinh doanh trong sân bay. Song Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã khai thác triệt để tiềm năng này thông qua việc biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi DN “thân hữu” hay “vô tình” làm cổ đông (CĐ) trong những DN này.
Từ những doanh nghiệp “sân sau”…
Năm 2012, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) quyết định thành lập ACV, trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không (CHK), với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước. 5 năm sau quyết định ấy, ACV giờ là siêu tổng công ty (TCT) CP độc quyền khai thác các sân bay nhà nước, với hàng nghỉn tỷ đồng sai phạm vừa “được” Thanh tra Chính phủ kết luận. Nhưng cũng có hàng nghìn tỷ đồng doanh thu khác đã đẩy qua “sân sau” của DN kinh doanh sân bay này đã bị lờ đi, không cơ quan nào ngó tới.
Trong giới thiệu, ACV cho biết có ba công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực Sân bay Nội Bài. Đó là Công ty CP Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC), chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay; Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS), chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; và Công ty CP Dịch vụ hàng hóa hàng không Nội Bài (ACSV), chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan hàng hóa hàng không.
Nhưng sau những DN này, lại là một hệ thống các công ty con nữa, với đường dây sở hữu chằng chịt. Mà, rất tình cờ, lại có những cá nhân sở hữu CP tại các DN này liên quan chặt chẽ với lãnh đạo của chính ACV.
Chẳng hạn, ACSV cùng Công ty CP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế góp vốn thành lập Công ty CP Logistics hàng không (ALS). ALS chuyên lo các phần việc thủ tục, vận chuyển hàng hóa hàng không “ngon nhất” của ACV, với chủ lực là hàng hóa giá trị cao, đơn cử là hàng hóa của hãng điện tử Samsung.
Công ty ALS lại tiếp tục góp vốn cùng Công ty CP Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế… thành lập Công ty CP Dịch vụ sân bay (ASG), chuyên lo thủ tục các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng của ACV và Sân bay Nội Bài.
Đáng lưu ý, đến “cấp” DN thứ 2, 3 này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân. Tại ALS, hiện vốn của Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. “Nối dài” tới Công ty ASG, tỷ lệ nắm giữ điều lệ của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.
Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả, những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã tự nhiên rơi vào những DN về danh nghĩa thuộc TCT, nhưng thực tế lại là của một số cổ đông cá nhân, hoặc DN ngoài ACV.
Những DN ký hợp đồng trực tiếp với ACV, hoặc công ty con của ACV thế là mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực Sân bay Nội Bài, một điều mà ngay các DN rất lớn hiện nay cũng không thể “mơ” tới. Chẳng hạn, hãng Samsung, DN hiện chiếm không dưới 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, cũng đã bị từ chối cho thuê diện tích tại Sân bay Nội Bài để tự làm thủ tục hàng không cho hàng hóa của hãng. Samsung hiện vẫn phải thuê dịch vụ của ALS, DN mà như trên đã nói, chỉ có hơn 10% vốn là của công ty con thuộc ACV.
Đương nhiên, theo quy định công ty CP, ai nắm giữ nhiều CP người đó sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận hơn. Nói cách khác là phần lợi nhuận béo bở nhất tại ACV đang ồ ạt chảy qua các công ty con tới các DN tư nhân khác, hay độc quyền kinh doanh ACV có đã chuyển hóa thành một dạng biệt đãi với các công ty “sân sau” mà các cơ quan chức năng khó có thể lần tới.
… Đến những pha “đánh võng” với đặc quyền của ACV
Ngay trong những dịch vụ nhỏ, ít người chú ý, các nhà cung cấp ngoài cũng khó mà chen chân vào hệ thống những DN “thân hữu” với người ACV. Ai cũng hiểu, khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Và do đó, dù mọi DN đều mong muốn, thì không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu ấy để kinh doanh trong sân bay.
ACV đã khai thác chính cách hiểu này, để biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi DN “thân hữu”. Một trong số đó là Công ty CP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS). Năm 2017, ACV cho biết muốn thoái 20% CP vốn điều lệ đang nắm giữ tại HGS. Đề nghị này đã chuyển hóa thành tờ trình và được Bộ GTVT đồng ý để thoái vốn toàn bộ số CP tương ứng 20% vốn điều lệ hiện đang nắm giữ tại HGS. Cụ thể, Bộ GTVT đồng ý để ACV chỉ đạo chào bán số CP trên cho CĐ sáng lập của HGS theo phương thức chào bán là bán đấu giá (trong trường hợp có hơn hai CĐ sáng lập đăng ký mua CP), hoặc bán thỏa thuận (trong trường hợp chỉ có một CĐ sáng lập đăng ký mua CP).
ACV cũng được yêu cầu thực hiện bán đấu giá công khai số CP trên cho các nhà đầu tư khác không phải là CĐ sáng lập (nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng CĐ của HGS)
“Giá khởi điểm chào bán CP sẽ được xác định thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá”, Bộ GTVT yêu cầu.
Đáng chú ý, đến thời điểm ACV đề nghị thoái vốn tại HGS, DN này thậm chí mới được có… hai năm tuổi. Theo đó, HGS được thành lập ngày 2-4-2015 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, bởi bốn CĐ pháp nhân. Trong đó, ACV chỉ nắm 20% vốn điều lệ, 80% còn lại được nắm bởi 3 CĐ pháp nhân.
(Còn nữa)
TÂM HUẾ
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại BOT Phú Hữu
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục các bất cập để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực BOT Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đóng góp 45% GDP, 40% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động, chiếm 35% kim ngạch nhập khẩu và 25% kim ngạch xuất khẩu.
Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 4,5 tháng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, chủ hộ kinh doanh Oshun Beauty bị xử phạt 25 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 4,5 tháng.
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM