Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lực lượng Biên phòng đồng hành với ngư dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo

“Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” hơn 65 năm qua đã trở thành phương châm hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, khẳng định sự gắn bó máu thịt của BĐBP với nhân dân nơi phên dậu của Tổ quốc.

Trên vùng biển, BĐBP còn sát cánh cùng người dân phòng chống thiên tai, xả thân cứu người, cứu tàu gặp nạn; hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất và cùng nhau bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Vươn khơi, bám biển không chỉ là hành trình mưu sinh đầy vất vả của ngư dân, mà còn góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.  Do đó, cùng với quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản, bộ đội biên phòng (BĐBP) còn thường xuyên quan tâm chăm lo, hỗ trợ kịp thời, trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Tàu CN 09.11.01 BĐBP Quảng Ngãi tuần tra bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân bám biển. Ảnh: Văn Tánh
Tàu CN 09.11.01 BĐBP Quảng Ngãi tuần tra bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư dân bám biển. Ảnh: Văn Tánh

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, song từ tháng 10/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra cảnh báo thẻ vàng khai thác thủy sản với Việt Nam vì không tuân thủ quy định về hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (gọi tắt là IUU). Đây là một rào cản rất lớn với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Dù Đoàn Thanh tra của EC đã chuyển lịch kiểm tra gỡ thẻ vàng với thủy sản Việt Nam sang tháng 10/2023, thay vì vào cuối tháng 05/2023 như lịch thông báo trước đó nhưng việc quyết tâm triển khai các giải pháp nhằm gỡ thẻ vàng IUU được xác định là nhiệm vụ trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho các tỉnh ven biển, trong đó có lực lượng biên phòng. Nói như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, “gỡ thẻ vàng IUU là vấn đề quốc gia, dân tộc, là danh dự đất nước”.

“Đề nghị thuyền trưởng cho tàu dừng lại để Đội tuần tra biên phòng kiểm tra” – tiếng loa quen thuộc của cán bộ Đội tuần tra thuộc Đồn Biên phòng Tây Yên, tỉnh Kiên Giang vang lên giữa mênh mang sông nước. Nghe thấy tiếng loa, thành viên trên các tàu cá chạy qua không ai bảo ai đều ngưng tay, neo thuyền chấp hành khẩu lệnh của tổ kiểm tra. Chiếc ca nô nhỏ với hai màu sơn xanh trắng quen thuộc, rẽ những vết sóng dài trắng xóa chở 03 cán bộ chiến sĩ biên phòng tiến lại tàu cá để thực hiện việc kiểm tra.

Với những thao tác thuần thục, Đội tuần tra thuộc Đồn Biên phòng Tây Yên tiến hành kiểm tra giấy tờ, trang thiết bị cũng như kho chứa hàng của tàu cá xem có vi phạm không. Đồng thời không quên mang theo tờ rơi, tài liệu tuyên truyền về việc tuân thủ quy định hoạt động đánh bắt cho thuyền trưởng cũng như thuyền viên trên tàu.

Cùng với đội tuần tra lưu động, tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Kênh Dài, Đồn Biên phòng Tây Yên, không khí làm việc cũng khá tất bật.

Trong cái nắng nóng như đổ lửa, cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Rạch Tàu thuộc Đồn Biên phòng Đất Mũi, tỉnh Cà Mau vẫn nghiêm chỉnh duy trì chốt trực, kiểm soát chặt tàu thuyền ra vào. Cuốn “Sổ theo dõi phương tiện thủy nội địa xuất nhập bến” có bìa màu xanh dương được đặt ngay ngắn trên bàn, ghi chép đầy đủ thông tin các tàu thuyền ra vào trạm. 

Tỉnh Cà Mau có 03 mặt giáp biển, bờ biển dài 254km, vùng biển rộng khoảng 80.000 km2, tiếp giáp với vùng biển Thái Lan và Malaysia. Trên địa bàn có khoảng 4.500 tàu hoạt động khai thác hải sản, trong đó có 1.555 tàu cá đánh bắt xa bờ. Thời gian qua, bộ đội biên phòng tỉnh thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển tổ chức gặp gỡ và tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân, triển khai cho tất cả chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 100% tàu cá theo đúng quy định.

Đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển là một trong những nhiệm vụ thường xuyên được Bộ đội Biên phòng các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Ngoài tuyên truyền, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU, lực lượng biên phòng còn tích cực hỗ trợ ngư dân trong công tác cứu hộ, cứu nạn cũng như tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách giúp bà con yên tâm làm ăn.

Ngày 29/05/2023, khi tàu cá BL 93916 TS do ông Trần Thanh Nhã, 55 tuổi, trú tại thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu làm thuyền trưởng đang hoạt động trên biển, thì một thuyền viên không may bị trái độn cao su (vật dụng chống va đập vào tàu khác hoặc khi cập cảng) rơi vào người, làm gãy đùi chân trái. Giữa bốn bề biển cả mênh mông nước, ông Nhã cùng các thuyền viên khác nhanh trí dùng dây vải, nẹp gỗ bó tạm vết thương và chở thuyền viên Nhí vào bờ trình báo nhờ đồn biên phòng. Sau đó, khi tàu cặp bến, cán bộ Đồn Biên phòng Rạch Gốc, tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ chủ tàu đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Nhiều năm mưu sinh trên các vùng biển, đảo, ông Trương Văn Có, ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thể quên thời khắc kinh hoàng khi con tàu của ông bị sóng đánh chìm. Đó là một đêm cuối tháng 11/2020, tàu cá do ông làm chủ đang trên đường vào cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn mua nhiên liệu. Trong lúc di chuyển đến phao số 0 thì luồng sóng lớn bất ngờ xuất hiện ập vào phía sau, làm con tàu rung lên bần bật rồi va vào ghềnh đá. Chỉ trong phút chốc, chiếc tàu cá bị vỡ tan tành.

Tai nạn khiến ông Có bị hất tung khỏi tàu, rơi xuống biển chấn thương, 03 bạn thuyền đi cùng bị lạc mất giữa đêm tối mịt mù. Nhận được hung tin, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, BĐBP Quảng Ngãi chia thành 02 mũi, phối hợp cùng ngư dân địa phương tìm kiếm. Hơn 2 giờ căng mình vật lộn với sóng gió, lần theo các mảnh gỗ trôi dạt, các chiến sĩ phát hiện ông Có cùng bạn thuyền bị sóng đánh mắc kẹt trong khe đá dưới núi Bàn chân khổng lồ (xã Tịnh Kỳ). Các chiến sĩ quân y cùng người dân kịp thời cứu nạn nhân ra ngoài, băng bó vết thương đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đảo Trần (BĐBPQuảng Ninh) tuyên truyền và vận động thuyền viên chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác thủy sản.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đảo Trần (BĐBP Quảng Ninh) tuyên truyền và vận động thuyền viên chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác thủy sản. Ảnh: Ngọc Linh

Cho đến bây giờ, bà Mai Thị Hồng, vợ ông Có vẫn chưa thôi xúc động khi nhớ lại: “Nghe tin tàu bị sóng đánh chìm, chồng tôi bị thương nặng, chân tay tôi rụng rời. Ôm đứa con chưa tròn tuổi mụ, tôi ngã khuỵu như cây chuối gặp bão. Cả nhà chỉ biết cầu mong anh Có được sống trở về. May thay, các chiến sĩ Biên phòng đã cứu sống chồng tôi. Không có các anh, con tôi đã mồ côi bố”...

Nằm trong “khúc ruột miền Trung”, mùa mưa bão tràn về, tai nạn tàu cá xảy ra như “chuyện thường ngày ở huyện”. Thiên tai càng khắc nghiệt, người lính Biên phòng càng “neo” chặt vào dân, dìu dắt nhân dân vượt qua khổ nạn.

Nhớ lần theo đoàn công tác phòng chống thiên tai do Đại tá Trần Tuấn Anh, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Ngãi dẫn đầu về xã biển Bình Châu, chứng kiến chỉ huy, chiến sĩ đội mưa hỗ trợ ngư dân chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền trước cơn bão lớn tôi càng hiểu thêm nỗi gian truân của người lính Biên phòng nơi chân sóng.

Dưới làn mưa nhạt nhòa, Đại tá Trần Tuấn Anh trực tiếp kéo dây tời neo chiếc tàu cá vào cầu cảng, bộc bạch với tôi: “Đất nước thanh bình hiển hiện bằng những chuyến tàu ra khơi, về bến tôm cá đầy khoang; đời sống nhân dân làng chài no đủ, hạnh phúc. Song, để đổi lấy niềm vui ấy, ngư dân phải trải qua biết bao khó nhọc. Lênh đênh mưu sinh ở khơi sâu, sóng cả, bà con đối diện với nhiều hiểm nguy, bất trắc...”.

Cùng sát cánh với ngư dân trên mỗi hành trình vươn khơi bám biển, Đồn Biên phòng Lý Hòa, BĐBP Quảng Bình còn thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền gặp gỡ, động viên tinh thần và trao tặng cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ cho ngư dân, từ đó tiếp thêm niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc và tạo khí thế thi đua sôi nổi cho ngư dân, hăng say lao động sản xuất, quyết tâm bảo vệ vùng biển quê hương và tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ngư dân Nguyễn Văn Quý, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình chia sẻ: “Mỗi chuyến biển của chúng tôi, dù đánh bắt gần bờ hay xa bờ đều luôn có các chú BĐBP hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tinh thần rất nhiều. Để góp sức bảo vệ biên giới, vùng biển, đảo của Việt Nam, ngư dân chúng tôi quyết tâm bám nghề, giữ biển, đánh bắt đúng ngư trường quy định, hành nghề an toàn và kịp thời thông báo cho Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng khi phát hiện các hành vi, vụ việc vi phạm pháp luật…”.

Đóng quân trên địa bàn biên giới vùng biển, cùng với nhiệm vụ nòng cốt bảo vệ chủ quyền, an ninh tuyến biển, lực lượng Hải đội 2 (BĐBP Quảng Bình) luôn chủ động, tích cực tham gia hỗ trợ chính quyền, nhân dân địa phương phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên biển; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra...

Lực lượng Hải đội 2 tích cực tham gia hỗ trợ chính quyền, nhân dân địa phương phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên biển; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra... Ảnh: TTXVN phát
Lực lượng Hải đội 2 tích cực tham gia hỗ trợ chính quyền, nhân dân địa phương phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên biển; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Ảnh TTXVN.

Trong quá trình tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, dù đối diện với nhiều vất vả, hiểm nguy, nhưng những người lính Biên phòng vẫn luôn đồng tâm, đồng lòng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn về mọi mặt.

Anh Võ Phượng, chủ tàu cá đánh bắt xa bờ ở xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bày tỏ: "Mỗi lần ra khơi hay vào bến, cảng, chúng tôi được các chú Bộ đội Biên phòng xuống tận tàu, cấp phát tờ rơi và tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân các nội dung về khai thác thủy hải sản đảm bảo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn các biện pháp, thông tin liên lạc khi cần hỗ trợ, giúp đỡ. Thấy tàu tuần tra của Bộ đội Biên phòng, chúng tôi rất yên tâm, chăm lo làm ăn, sản xuất, đóng góp công sức của mình xây dựng và bảo vệ quê hương phát triển hơn".

Thượng tá Lê Văn Tính, Chính trị viên Hải Đội 2, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết: “Thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm việc đánh bắt thủy hải sản trên biển, không vi phạm vùng biển nước khác, cùng đồng hành với ngư dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của quê hương, đất nước”.

Trời chiều buông ánh hoàng hôn, cơn gió dông từ phương Nam bay về thốc trên mặt biển làm chao đảo những chiếc tàu đang xuôi về bến cảng. Nắm chắc tay lái, thuyền trưởng Bùi Văn Phải, người con của quê hương Hải đội Hoàng Sa (huyện Lý Sơn) điều khiển con tàu lách qua con sóng tiến vào vũng neo đậu. Sau một hồi thương thảo giá với chủ nậu, anh Phải bán 14 tấn cá, thu khoảng gần 600 triệu đồng. Anh chia sẻ, sở dĩ, anh có nhiều phiên biển bội thu là nhờ sự giúp đỡ của BĐBP.

“Các anh luôn hỗ trợ tôi tìm kiếm ngư trường, tìm hiểu thông tin thời tiết... Ngư dân chúng tôi có cái ăn, một phần cũng nhờ sự quan tâm giúp đỡ của người lính quân hàm xanh”, anh Phải bộc bạch.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).

Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân

Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.

Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).