Luật Đất đai sửa đổi: "Yên dân là cái quan trọng đầu tiên"
Luật Đất đai là bộ luật quan trọng liên quan tới cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến thời điểm hiện nay, Luật Đất đai và các quy định có liên quan đang là một điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Theo kế hoạch, sáng nay 03/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Huy động nguồn lực đất đai cho sự phát triển của đất nước rất quan trọng, đặc biệt ở các nước phát triển trung bình như Việt Nam. Theo nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), khi sửa đổi Luật Đất đai một cách đồng bộ với các pháp luật có liên quan sẽ trở thành giải pháp quan trọng để có thể khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc - đoàn Hà Nội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ, ông đặc biệt quan tâm đến hai nội dung cốt lõi, là linh hồn của dự thảo Luật Đất đai mà vấn đề này cũng đang còn ý kiến khác nhau và cần những đổi mới đột phá. Đó là vấn đề hành chính đất đai và tài chính đất đai.
Về hành chính đất đai liên quan đến các nội dung như: Quy hoạch, thủ tục hành chính trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Về tài chính đất đai liên quan tới vấn đề giá đất, địa tô chênh lệch, kiểm soát giá của quyền sử dụng đất.
“Giá của quyền sử dụng đất đai rất quan trọng vì nó liên quan đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, không phải giá đất càng cao càng tốt, không phải Nhà nước thu được càng nhiều càng tốt trong việc cho thuê, hay chuyển giao quyền sử dụng đất mà giá đất phải hợp lý để đảm bảo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong cạnh tranh quốc tế”, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho biết.
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, việc sửa đổi Luật Đất đai phải xuất phát từ nhu cầu thể chế hóa đường lối của Đảng, đồng thời đảm bảo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, từ cuộc sống của người dân. Do đó, cần tiếp cận một cách tổng thể trong quá trình xây dựng và sửa đổi dự thảo Luật.
“Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề thu hồi đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị. Hiện nay, Nghị quyết của Trung ương có yêu cầu Nhà nước sẽ thu hồi đất đối với những dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng. Những dự án nào được coi là dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng thì đang còn nhiều ý kiến khác nhau”, đại biểu Lộc nói.
Liên quan tới dự án nào được coi là dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, một dự án đã triển khai để thực hiện quy hoạch được Nhà nước phê duyệt phát triển kinh tế xã hội nói chung và dự án đấy lại được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận đầu tư thì dự án này sẽ mang lại lợi ích chung chứ không phải mang lại lợi ích cho một cá nhân. Như vậy, đó là dự án được đưa vào đối tượng thu hồi đất.
“Tuy nhiên, thu hồi đất không có nghĩa là chúng ta đã tước đoạt quyền lợi của người có đất vì thu hồi đất luôn luôn đi kèm theo đó là bồi thường, hỗ trợ tái định cư, bù đắp lại những thiệt hại của những người có đất bị thu hồi. Ngoài phần bồi thường đó, phải hỗ trợ thêm để người ta có được nơi tái định cư tốt hơn. Khi thực hiện thu hồi đất, phải mang lại lợi ích của những người bị thu hồi đất đảm bảo hơn so với chủ đầu tư tự thoả thuận, bởi chủ đầu tư tự thoả thuận chỉ đền bù ngang với giá trị thiệt hại do người có đất bị thu hồi”, đại biểu Cường phân tích.
Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, Luật Đất đai sửa đổi và Nghị quyết 18 cũng nêu rõ đền bù, hỗ trợ tái định cư phải làm sao để cho người được đền bù có nơi ở tối thiểu phải bằng hoặc tốt hơn. Như vậy, muốn bằng và tốt hơn thì khi bồi thường phải đảm bảo bù đắp được hết các chi phí của họ.
“Trước đây, khung giá, bảng giá của Luật đất đai cũ đã rất lạc hậu, thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Khi bồi thường lại dựa vào bảng giá khung giá làm cơ sở nên giá bồi thường nó thấp. Tuy nhiên, Luật đất đai sửa đổi không còn khung giá; bảng giá phải được cập nhật hằng năm và phải sát với thị trường, khi bồi thường chúng ta lại dựa trên kịch bản để tính ra giá thực tế tại thời điểm bồi thường”, đại biểu đoàn TP. Hà Nội cho biết, đồng thời kỳ vọng “Chúng ta thực hiện đúng luật thì sẽ không còn chuyện là giá bồi thường cho người bị thu hồi thấp như những năm vừa qua”.
Đại biểu Hoàng Anh Công, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho rằng, thời gian vừa qua, các dự án về tái định cư, bồi thường hỗ trợ tái định cư, nhất là các dự án tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi không đáp ứng được yêu cầu.
“Chúng ta yêu cầu ít ra phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ nhưng thực tế ra thì chưa đáp ứng được yêu cầu đó”, đại biểu Hoàng Anh Công thẳng thắn.
Một trong những lý do được đại biểu nêu ra đó là sự chuẩn bị chưa kỹ càng, vội vàng trong việc triển khai dự án mà không tính đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. “Khi có đất bị thu hồi, họ chính là người đóng góp đất để cho dự án thành công nhưng họ chính là người bị thiệt hại nhất”, đại biểu Công nêu thực tế.
Theo đại biểu tỉnh Thái Nguyên, trong Luật đất đai sửa đổi lần này đã đưa ra quy định rất cụ thể, đối với những dự án có đất bị thu hồi mà cần phải tái định cư thì phải tái định cư trước, đáp ứng được đời sống người dân xong mới thu hồi đất. Thứ hai, có phương án nữa là những dự án thu hồi đất tái định cư trước để đảm bảo cho đời sống người dân ổn định.
“Yên dân là cái quan trọng đầu tiên, dự án có thành công hay không, có đem lại hiệu quả cho xã hội không, cho đất nước hay không là phải yên dân đã. Những người dân đóng góp đất đai, hy sinh vào đất đai của mình để cho dự án thì các chủ đầu tư các dự án phải coi đó là những ân nhân của mình để quan hệ thật tốt, làm thật tốt cho người ta chứ bây giờ thì quan điểm hiện nay của các chủ đầu tư cũng chưa đúng. Thu hồi đất tùy tiện dẫn đến chuyện người dân oán thán khiếu nại, tố cáo kéo dài. Điều này cần phải chấn chỉnh”, đại biểu Hoàng Anh Công nhấn mạnh.
Tin mới
Điểm tên thị trường xuất khẩu lớn nhất thức ăn gia súc của Việt Nam
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Mỹ đạt trên 88,88 triệu USD, chiếm 13,2%
Bình Định có thêm cụm công nghiệp 35ha
UBND tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp Tà Súc (giai đoạn 3) tại huyện Vĩnh Thạnh.
Trung tâm kinh tế tiểu vùng vừa được Thanh Hoá duyệt quy hoạch nằm ở đâu?
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3775 về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy đến năm 2045.
Cầu Bình Khánh trị giá hơn 2.800 tỷ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025
Đây là cây cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, bắc qua sông Soài Rạp, nối liền huyện Cần Giờ và Nhà Bè (TP. HCM). Dự án được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025.
Bão đi qua, làm gì để bảo vệ phụ nữ và trẻ em
Đến nay công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) vẫn đang được triển khai khẩn trương, trong đó có ưu tiên cho việc hỗ trợ đối tượng phụ nữ và trẻ em.
Samsung đang phát triển Galaxy A56 mang đến những cải tiến công nghệ đáng kể
Galaxy A56 dự kiến sẽ được trang bị chip Exynos 1580 mới, bao gồm các lõi Cortex-A720 và Cortex-A520, cũng như GPU Xclipse 540 với NPU được cập nhật mang lại khả năng sử dụng Galaxy AI…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM