Thời gian qua, dịch Covid-19 và các biến động phức tạp về kinh tế địa chính trị thế giới đã và đang ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước bối cảnh đó, tỉnh Lào Cai đã bám sát định hướng phát triển của Chính phủ đối với doanh nghiệp, mỗi chính sách của Trung ương đều được tỉnh chủ động xây dựng, triển khai nhanh chóng trên địa bàn và thể hiện sự cam kết đồng hành, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ở mức cao nhất.
Theo số liệu thống kế, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên 3.257 doanh nghiệp, chiếm 52% tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh. Trước những tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và gần đây nhất là tình hình giá xăng dầu, sắt thép, vât tư đầu vào liên tục tăng cao; Các doanh nghiệp đã có nhiều lỗ lực để duy trì hoạt ổn định, đảm bảo đời sống cho người lao động và thực thiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, trung bình khoảng 28-30% GRDP (không tính khu vực kinh tế tập thể và cá thể) toàn tỉnh.
Thu nhập người lao động: Trong các tổ chức tín dụng - ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước đạt bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp cổ phần và có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp tư nhân đạt trên 6 triệu đồng/người/tháng. Song, doanh nghiệp tỉnh Lào Cai chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, số doanh nghiệp hoạt động chỉ chiếm 52% tổng số doanh nghiệp, còn yếu về năng lực tài chính, công nghệ và quản trị kinh doanh.
Số nộp thuế của Doanh nghiệp (do Cục thuế tỉnh cung cấp) Năm 2021: 3.950 tỷ đồng/ tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (9.939 tỷ đồng), chiếm 39,7% ; 6 tháng đầu năm 2022: 1.908 tỷ đồng/ tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (4.590 tỷ đồng), chiếm 41,6%.
Về số thu ngân sách của Hải quan tỉnh: Năm 2021: 1.747 tỷ đồng đạt 100,69% so với chỉ tiêu BTC giao (1.735) đạt 91,95% HĐND tỉnh giao (1.900); Năm 2022: Từ ngày 01/01 đến ngày 24/07/2022: 949 tỷ đồng đạt 61,62 % của BTC, đạt 52,7% của HĐND.
Để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung tháo gỡ, khó khăn cho doanh nghiệp. Tập trung mạnh vào việc phân cấp, phân quyền cho cơ sở, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung quyết liệt vào công tác quy hoạch, xác định quy hoạch phải đi trước một bước, là cơ sở là động lực cho sự phát triển (Lào Cai là một trong các tỉnh đi đầu trong tiến độ thực hiện Quy hoạch tỉnh). Triển khai Đề án phát triển doanh nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục xây dựng đề án phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tiếp tục thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập sâu rộng, thể hiện vai trò cầu nối giao thương trọng điểm của Tây Bắc với cả nước và khu vực ASEAN theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, gắn với việc thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ đối với doanh nghiệp về “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”.
Tỉnh Lào Cai cũng đề xuất, kiến nghị Trung ương, Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh triển khai các dự án, quy hoạch lớn liên quan đến liên kết vùng, hợp tác phát triển với Trung Quốc và cả nước như: Dự án kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); Định hướng phát triển Cảng hàng không Sa Pa thành cảng hàng không quốc tế; Cho phép Lào Cai được triển khai thí điểm Khu hợp tác kinh tế biên giới Lào Cai - Vân Nam trên cơ sở các nguyên tắc chung về xây dựng Đề án tổng thể chung xây dựng các Khu hợp tác biên giới; Xem xét phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040.