Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kỳ 6: Dự án NLSH Phú Thọ đội vốn hàng chục triệu USD không có căn cứ

Hậu quả của việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phớt lờ “quy định” của Luật Đấu thầu, không theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để ưu ái nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu EPC Dự án Phú Thọ đã dẫn tới tình trạng đội vốn hàng chục triệu USD tại dự án này.

THCL Hậu quả của việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phớt lờ “quy định” của Luật Đấu thầu, không theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để ưu ái nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu EPC Dự án Phú Thọ đã dẫn tới tình trạng đội vốn hàng chục triệu USD tại dự án này.

Kỳ 6: Dự án NLSH Phú Thọ đội vốn hàng chục triệu USD không có căn cứ - Hình 1

 Việc PVN "phớt lờ" quy định để ưu ái nhà thầu kém năng lực, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng

Như đã thông tin trước đó, việc PVN chỉ định thầu cho Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu EPC, trong đó PVC được giao thực hiện các công việc quan trọng của dự án, gồm hiết kế, xây dựng, mua sắm, lắp đặt toàn bộ thiết bị các hạng mục phụ trợ và lắp đặt thiết bị nhà máy sản xuất chính, khi hạn chế năng lực và chưa có kinh nghiệm là vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 20 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005: “Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu…”.

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trong quá trình thực hiện, nhà thầu PVC đã phải dừng thi công dự án từ tháng 11/2011, vi phạm quy định của Hợp đồng EPC, gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư, dự án khó tiếp tục thực hiện, gây hậu quả nghiêm trọng.

Có lẽ, chính việc PVN phớt lờ quy định để ưu ái nhà thầu không đủ năng lực thực hiện gói thầu EPC đã dẫn đến tình trạng đội vốn tại dự án NLSH Phú Thọ. Tính đến ngày 31/10/2014, tổng số tiền đã sử dụng vào dự án là 1.534,556 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt 217 tỷ đồng.

Kỳ 6: Dự án NLSH Phú Thọ đội vốn hàng chục triệu USD không có căn cứ - Hình 2

Đến nay, "dự án nghìn tỷ" Ethanol Phú Thọ vẫn tiếp tục "đắp chiếu"...

Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những con số rất nhỏ, trong quá trình thực hiện Hợp đồng EPC, nhà thầu PVC đã vi phạm hàng loạt Luật, Nghị định, Quy định để thao túng hàng chục triệu đô la.

Rõ ràng nhất là tại 9 hạng mục điều chỉnh tăng tới 10,592 triệu đô la. Hạng mục nhà kho chứa sắn và cụm nghiền có giá trị hợp đồng 1.495.000 USD được điều chỉnh thành 3 cụm máy với giá trị 2.560.000 USD, tăng 1.065.000 USD. Đơn giá theo hợp đồng là 747.500 USD/cụm, điều chỉnh thành 853.333 USD/cụm, 2 cụm tăng 211.667 USD là không đúng qui định của hợp đồng. Ngoài ra, việc bổ sung 1 cụm nghiền dự phòng khi lập thiết kế kỹ thuật với giá trị 853.333 USD là không tuân thủ đúng Thiết kế cơ sở và chưa cần thiết khi dự án đang thiếu vốn đầu tư.

Hạng mục xử lý nước thải, thu hồi Mathane, Decantor, sấy bã thải, giá trị hợp đồng 4.010.000 USD được điều chỉnh thành 5.550.000 USD, hạng mục Nhà máy điện, giá trị hợp đồng 4.835.000 tăng thành 6.790.000 USD đều không đúng với qui định của Hợp đồng EPC.

Kỳ 6: Dự án NLSH Phú Thọ đội vốn hàng chục triệu USD không có căn cứ - Hình 3

 9 hạng mục của dự án NLSH Phú Thọ đã bị điều chỉnh tăng tới 10,592 triệu USD

Hạng mục Nhà máy điện, giá trị hợp đồng là 4.835.000 USD, điều chỉnh thành 6.790.000 USD. Việc điều chỉnh tăng 1.955000 USD là không đúng quy định của Hợp đồng

Gói xử lí nước thô, giá trị hợp đồng 370.000 USD điều chỉnh tăng thành 1.600.000 USD theo giá hợp đồng PVC đã ký với nhà thầu phụ, không xuất phát từ yêu cầu của dự án, làm thay đổi lớn thiết kế cơ sở và không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư nên không hề có cơ sở điều chỉnh tăng nhưng vẫn cứ tăng.

Thiết bị điện động lực có giá trị hợp đồng 1.450.000 USD, nhà thầu đã nâng lên thành 3.300.000 USD, PVC nâng bằng cách lập Thiết kế kỹ thuật tăng công suất tiêu thụ điện cao gấp 2,63 lần nhưng không hề căn cứ vào một cơ sở nào.

Ngoài ra, ở một số hạng mục khác như gia công chế tạo bồn, ống tại công trường tăng 700.000 USD; chi phí ban điều hành tăng 972.973 USD; thép bồn các loại tăng 820.000 USD; công trình tạm và chuẩn bị số liệu đầu vào thiết kế tăng 459.459 USD… tất cả đều thuộc phạm vi gói thầu và hợp đồng EPC, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện hoàn thành đã tự ý điều chỉnh tăng khi không có căn cứ để được chấp thuận.

Theo Kết luận thanh tra, qua kiểm tra 9 hạng mục điều chỉnh tăng với giá trị lớn này, cơ quan chức năng phát hiện các nguyên nhân tăng giá hợp đồng EPC không xuất phát từ nhu cầu của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư; không tuân thủ đúng thiết kế cơ sở đã được phê duyệt, nhiều hạng mục đã lấy theo giá của nhà thầu PVC ký với các nhà thầu phụ rồi đưa vào điều chỉnh hợp đồng EPC, trong khi giá do PVC mua của các nhà thầu phụ không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và không phải là căn cứ để tăng giá trị hợp đồng.

Nói cách khác, việc điều chỉnh tăng số tiền 14.312.559 USD (đã loại trừ giá trị 853.333 USD của một cụm nghiền dự phòng tăng thêm) thuộc khối lượng công việc PVC phải thực hiện là không đúng qui định của hợp đồng EPC ký theo hình thức hợp đồng trọn gói.

Việc thực hiện điều chỉnh giá, tăng giá trị hợp đồng EPC, chủ đầu tư không thông qua đại hội cổ đông là vi phạm Luật Doanh nghiệp. Lập và phê duyệt tổng mức đầu tư từ 1.317,5 tỷ đồng lên 2.484,9 tỷ đồng là không đúng với Nghị định của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Với tình trạng hiện tại của dự án, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương, PVN, chủ đầu tư khẩn trương xây dựng giải pháp cụ thể báo cáo lên Thủ tướng. Sau khi Thanh tra Chính phủ có các kết luận, người dân đang mong mỏi Bộ Công an vào cuộc điều tra xử lí trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đã đẩy dự án nghìn tỷ này lâm vào tình trạng "đắp chiếu". Thời điểm PVC thao túng dự án, Chủ tịch DN này là ông Trịnh Xuân Thanh, người đang bị Bộ Công an truy nã và đã bỏ trốn ra nước ngoài.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin.

Tuấn Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.