Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ, sẽ đạt mức 6,5% năm 2022

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 được Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB công bố ngày 06/04 dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023.

Dự báo lạc quan này được đánh giá dựa trên cơ sở tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại, tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng.

Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đã cản trở sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, thắt chặt thị trường lao động và gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất trong năm 2021.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng cao đã cho phép Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt. Sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những nút thắt trong môi trường kinh doanh.

Đặc biệt, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ước tính lên đến 15 tỷ USD để triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế (ERDP) trong năm 2022 và 2023.

Các giải pháp tiền tệ của ERDP sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến ​​giảm lãi suất cho vay 0,5-1% trong năm nay và năm sau, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023.

Họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022. Ảnh Vi Vi
Họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022. Ảnh Vi Vi.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này", đại diện ADB nhận định.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB cho hay, thị trường lao động đang phục hồi, cùng với các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ của ERDP sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% ​​vào năm 2022.

Sản lượng nông nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng 3,5% trong năm nay, do nhu cầu trong nước phục hồi và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng lên. Việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch vào giữa tháng 3 và nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dịch vụ, theo đó dự báo tăng trưởng ngành dịch vụ là 5,5% trong năm nay.

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ thúc đẩy xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan. Cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.

Chương trình ERDP sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa. Việc tăng cường phối hợp giữa chính quyền Trung ương và địa phương cũng như dịch chuyển lao động phục hồi sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam quý IV/2021 cho thấy, các doanh nghiệp Châu Âu đánh giá tích cực và lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát Covid-19. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 02 tháng đầu năm 2022 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, hình thành các thị trường xuất khẩu ổn định và đáng tin cậy cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại. Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8-10% trong năm nay.

Báo cáo dự báo: “Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, và tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại.

Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023”.

Ảnh minh họa internet
Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ, sẽ đạt mức 6,5% năm 2022. Ảnh minh họa internet.

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 cũng nêu rõ những rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi của kinh tế Việt Nam.

Theo ADB, nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ.

Báo cáo nhấn mạnh, bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình ERDP của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.

“Tổng mức hỗ trợ lãi suất lên đến 40 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD). Đây là cấu phần tài khóa chính của ERDP, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tổng cầu.

Tuy nhiên, do mức độ tín nhiệm và khả năng hồi phục là những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không đáp ứng được các tiêu chí này do tình hình tài chính và năng lực của họ đã bị suy yếu vì đại dịch Covid-19”, tài liệu của ADB nêu.

Một mối quan ngại khác, theo báo cáo, là chương trình hỗ trợ lãi suất có thể gặp rủi ro do các khoản vay được trợ cấp bị sử dụng sai mục đích, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, như cổ phiếu hoặc bất động sản. Điều này đã xảy ra với một chương trình tương tự vào năm 2009.

“Để tránh xảy ra tình huống này một lần nữa, cần phải có hướng dẫn rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện ERDP”, Báo cáo khuyến nghị.

Một cấu phần tài khóa quan trọng khác của ERDP là giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2022 cho các sản phẩm và dịch vụ hiện đang chịu mức thuế VAT 10%. Tổng giá trị cắt giảm thuế khoảng 49 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,1 tỷ USD).

Trong báo cáo của ADB cũng nhận định: “Việc giảm thuế VAT có thể tạo ra các tác động chuyển tiếp đáng kể và trên diện rộng nếu được thực hiện thành công. Tuy nhiên, các tiêu chí đáp ứng điều kiện và thủ tục rất phức tạp có thể hạn chế khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với chính sách giảm thuế VAT.

Cần có các tiêu chí về đáp ứng điều kiện và thủ tục rõ ràng hơn để hỗ trợ thực hiện chính sách giảm thuế VAT một cách nhanh chóng”.

Nguồn Báo Quốc tế

Bài liên quan

Tin mới

Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật
Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập
Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập

Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao, đã khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cô lập.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 12/9 của các công ty chứng khoán.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn kêu gọi ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn kêu gọi ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Trước sự tàn phá nghiêm trọng của bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ngày 10/9/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã ra lời kêu gọi ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Cao Bằng: Công an tỉnh phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3
Cao Bằng: Công an tỉnh phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 11/9, Công an tỉnh tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Vũ Hồng Quang chủ trì.