Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kiểm soát tốt lạm phát, có khả năng thực hiện được mục tiêu GDP 6- 6,5 %

Đại biểu cảnh báo, lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao để trị bệnh”. Một trong những liều thuốc rất ngại uống nhưng phải uống đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa và nâng lãi suất trên thị trường. Đây là điểm mà chúng ta rất lo ngại khi Fed đã 2 lần liên tục tăng lãi suất trong tháng vừa qua…

Lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao” để trị bệnh

Trao đổi bên lề kỳ họp, các đại biểu ghi nhận những kết quả tích cực về kinh tế - xã hội trong 5 tháng đầu năm 2022, đồng thời bày tỏ tin tưởng Chính phủ sẽ thực hiện được các mục tiêu mà Quốc hội đề ra.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, xung đột Nga - Ukraine kéo dài dẫn đến khủng hoảng năng lượng, giá nhiên liệu, xăng dầu, khí đốt kéo theo mặt bằng giá cả khác cũng tăng. Dẫn chứng thực tế tại nhiều nước trên thế giới, lạm phát đang tăng lên, như: Mỹ hiện nay lạm phát ở mức 8,5% - cao nhất trong 40 năm qua, châu Âu lạm phát 7,4 % cao nhất trong 30 năm; tại Anh lạm phát là 9% - cao nhất trong 30 năm…

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.Hồ Chí Minh)
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Ngân, với đất nước có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình biến động của thế giới, đặc biệt là nhập khẩu lạm phát. “Lạm phát cao sẽ dẫn đến phải “uống thuốc liều cao để trị bệnh”. Một trong những liều thuốc rất ngại uống nhưng phải uống đó là thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt chính sách tài khóa và nâng lãi suất trên thị trường. Đây là điểm mà chúng ta rất lo ngại khi Fed đã 2 lần liên tục tăng lãi suất trong tháng vừa qua”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị cần tăng cường kiểm soát giá, chống đầu cơ, tránh tình trạng “té nước theo mưa”, đảm bảo nguồn cung hàng hóa đầy đủ để góp phần bình ổn giá cả.

Về giá xăng dầu, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, mặc dù các cơ quan chức năng đã sử dụng các công cụ để kiểm soát nhưng giá vẫn tăng. Do đó, các đại biểu Quốc hội đã kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sớm xem xét để tiếp tục giảm các loại phí, thuế liên quan đến mặt hàng xăng dầu và các loại giá cả khác liên quan đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng lưu ý, đây là dư địa để chúng ta có được thêm công cụ kéo giảm kiểm soát giá xăng dầu, tránh tình trạng giá xăng dầu có thể lan tỏa đẩy domino đến khi lạm phát xảy ra. Khi lạm phát cao thì lúc đó “liều thuốc” rất đắng. Đây là bài học mà chúng ta đã từng gặp trong những năm 2008 – 2011.

“Nếu giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra từ 6- 6,5 %”, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định.

Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để kiềm chế giá xăng dầu

Đồng quan điểm, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện nay, giá xăng dầu thay đổi từng ngày. Qua tiếp xúc cử tri, người dân rất băn khoăn, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao sẽ kéo theo một loạt mặt hàng thiết yếu tăng giá. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, nhất là những người nghèo sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Do vậy, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp căn cơ để kiềm chế giá xăng dầu, trong đó có giảm các loại thuế, tránh những tác động đẩy mặt bằng giá các hàng hóa khác tăng.

Có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, tăng trưởng đạt 6 - 6,5%”,

Giá xăng dầu neo ở mức như hiện nay chưa phải là đe doạ lớn cho lạm phát, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho rằng, việc kiềm chế lạm phát dưới 4% không phải là nhiệm vụ khó đối với Chính phủ.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đưa ra ý kiến: “Áp lực lạm phát không phải là quá lớn bởi tổng cầu không quá cao. Sau thời gian dịch bệnh, có thể thấy nguồn tích luỹ của người dân và doanh nghiệp giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, tôi vẫn đề nghị Quốc hội cân nhắc tiếp tục giảm thuế đối với xăng dầu để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, bởi sau 2 năm gồng mình chống chịu với dịch bệnh, thu nhập của họ đã bị “bào mòn” rất nhiều”.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội
Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 5/2022, nền kinh tế có chuyển biến tích cực, tăng trưởng cao, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức 2 con số. Các cân đối khác của nền kinh tế vẫn được đảm bảo.

“Nếu tiếp tục đà như quý I, năm nay, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, tăng trưởng đạt 6 - 6,5%”, ông Lộc nhận định và kiến nghị: “Bên cạnh việc khẩn trương triển khai gói hỗ trợ để tiếp sức cho người dân, doanh nghiệp, Chính phủ cần nỗ lực thúc đẩy cải cách thể chế, thủ tục hành chính”.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024

Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 42.695 tỷ đồng, vượt 20% dự toán, tăng 44,7% so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Petrovietnam khai mạc Hội thi tay nghề dầu khí lần thứ VIII, năm 2024
Petrovietnam khai mạc Hội thi tay nghề dầu khí lần thứ VIII, năm 2024

Sáng 23/9/2024, tại Trường Cao đẳng Dầu khí (PV College) - Cơ sở TP. Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã long trọng tổ chức khai mạc Hội thi tay nghề dầu khí lần thứ VIII năm 2024.

Thanh Hóa: Thăm hỏi, động viên gia đình có người bị đuối nước do mưa lũ
Thanh Hóa: Thăm hỏi, động viên gia đình có người bị đuối nước do mưa lũ

Chiều 23/9, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình có người bị đuối nước do mưa lũ tại huyện Như Xuân. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội chữ thập đỏ tỉnh và huyện Như Xuân.

Thanh Hóa: Tràn đê sông Mã, nhiều hộ dân phải di dời
Thanh Hóa: Tràn đê sông Mã, nhiều hộ dân phải di dời

Vào cuối giờ chiều 23/9, mực nước sông Mã đoạn qua địa phận thôn Trà La, xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục dâng cao, tràn qua đê khiến hàng chục hộ dân trong khu vực phải di dời.

Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê

Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.