Kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ
Gỗ là một trong những nhóm mặt hàng có độ rủi ro rất lớn về gian lận thương mại. Bộ Công thương cho biết thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với ngành hải quan thông tin cụ thể về các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ để tăng cường kiểm tra, giám sát.
Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, Việt Nam cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu cũng như có chính sách đảm bảo nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại là vấn đề rất quan trọng với ngành gỗ.
Ảnh minh họa
Bộ Công Thương kiến nghị sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến gỗ, đồng thời tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang tăng trưởng cao.
Xem xét việc miễn kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu khi các nước xuất khẩu gỗ cho Việt Nam đã có giấy kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong đó, thực hiện các Hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ tác động rất lớn đến ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới do vậy cần thực thi và thực hiện nghiêm túc; thực hiện kiểm soát việc nhập khẩu gỗ thuộc danh mục CITES theo đúng quy định.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 43% năm 2018 trên tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, lên 50% năm 2019, và 53% vào 8 tháng đầu 2020. Mặc dù có sự tăng trưởng bứt phá 2 con số song các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đang đối mặt với nhiều vụ kiện gian lận thương mại.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện DN gỗ trong nước đang vướng phải 2 vụ kiện liên quan đến mặt hàng ván dán xuất khẩu sang Mỹ và Hàn Quốc.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhận định, kiểm soát hiệu quả gian lận thương mại là vấn đề sống còn của ngành gỗ nói riêng và tất cả các ngành kinh tế nói chung.
Anh Đức
Tin mới
Ông Mario Draghi: Châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm để giải cứu kinh tế
Trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels, Bỉ, ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro, tương đương 883,3 tỷ USD, mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.
Hà Nội: Lũ trên các sông tiếp tục lên
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, từ nay đến ngày 11/9, Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền bắc tiếp tục mưa to đến rất to, gia tăng thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt...
Bảo hiểm PVI đảm bảo quyền lợi cho khách hàng gặp tổn thất trong cơn bão Yagi
Trong sáng ngày 7/9, khi cơn bão mới bắt đầu tiến vào đất liền, Bảo hiểm PVI đã cử đoàn công tác về Hải Phòng, Quảng Ninh để sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả và chủ động rà soát, thống kê các thiệt hại.
Bộ GD&ĐT yêu cầu in bổ sung sách giáo khoa cho học sinh sau bão số 3
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố và các nhà xuất bản, tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
VinaPhone nhanh chóng đảm bảo liên lạc sau bão Yagi
Cơn bão số 3 đi qua để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, trong đó mạng lưới viễn thông cũng bị gián đoạn. Bằng sự nỗ lực của toàn bộ Tập đoàn VNPT, phần lớn trạm phát sóng bị ảnh hưởng trong bão đã được nhanh chóng khôi phục nhằm duy trì và hỗ trợ liên lạc cho các cấp chính quyền và người dân.
Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc ứng phó với lũ lớn trên các sông
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký, ban hành công văn hỏa tốc việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông sau bão số 3 Yagi.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam