Không cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào khai thác cát trên các lòng sông tại Hải Phòng
Không cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào khai thác cát trên các lòng sông tại Hải Phòng. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Tình hình cấp phép khai thác khoáng sản tại Hải Phòng

Tại buổi làm việc ông Bắc cho biết: Theo kế hoạch của thành phố đươc phê duyệt tại Quyết Định 1805/QĐ-UBND TP. Hải Phòng về việc quy hoạch khoáng sản trên địa bàn thành phố, các loại khoáng sản như đá vôi làm vật liệu xi măng, làm vật liệu sản xuất vôi, làm vật liệu xây dựng thông thường, làm vật liệu san lấp (đất san lấp), đá silic phục cho việc sản xuất xi măng,…Vị trí quy hoạch được tập trung ở địa bàn Thủy Nguyên là chủ yếu. Cát được thành phố phê duyệt chủ yếu ở cửa sông ven biển Hải Phòng, các lòng sông và dòng sông thì thành phố không phê duyệt, nhưng trong đó sông Văn Úc thì được đưa vào kế hoạch thăm dò khai thác khoáng sản chỉ cấp cho một đơn vị duy nhất là Thương Binh Đoàn 2180 và doanh nghiệp này đã khai thác xong, hết hạn và đã làm thủ tục đóng cửa mỏ tại xã Bát Trang An lão. Các vị trí còn lại trên các lòng sông trên địa bàn thành phố không cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp nào khai thác cát để phục vụ cho san lấp và xây dựng.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 18 giấy phép còn hiệu lực để khai thác cát, được tập trung ở các vùng biển Hải Phòng, gồm khu vực ven biển Đồ Sơn, khu vực cửa sông Lạch Tray quận Hải An, cửa sông Văn Úc thuộc huyện Kiến Thụy, khu cửa Lạch Huyện ở Cát Hải.

Trao đổi về lĩnh vực quản lý trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán khoáng sản ông Bắc cho biết, đây là lĩnh vực thuộc quản lý của Cục Quản lý thị trường Hải Phòng, Sở Xây dưng và Sở Công thương.

Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là nhiệm vụ của chính quyền địa phương

Về việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được UBND TP. Hải Phòng quy định tại quyết định số 31/QĐ-UBND, Quyết định  553/QĐ-UBND, Chỉ thị 14  giao nhiệm vụ cụ thể cho các quận, huyện, phường, xã, địa phương để bảo vệ các khoáng sản chưa khai thác có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp khai thác trái phép trên địa bàn, đối với việc quá thẩm quyền thì báo cáo với các cơ quan có đủ thẩm quyền xem xét giải quyết để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ông Bắc còn cho biết, thành phố đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo 389 theo Quyết Định 389/QĐ-UBND thì Ban Chỉ đạo sẽ có trách nhiệm xử lý đối với việc buôn bán cát lậu. Đối với việc khai thác vượt công suất, vượt trữ lượng thì qua quá trình kiểm tra kê khai đăng ký, so với đăng ký khai thác thì sẽ được chuyển hồ sơ vi phạm, truy thu tài chính để xử lý theo pháp luật.

Ông Bắc cho biết về việc thanh tra chuyên ngành, thì thanh tra Sở thường xuyên kiểm tra định kỳ. Còn có đoàn liên ngành, thanh tra của thành phố, thanh tra của Bộ, kiểm tra xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm những đơn vị đó phải nghiêm túc chấp hành, khắc phục những hậu quả do mình gây ra.

Việc thanh tra gặp khó khăn khi thanh tra, kiểm tra khu vực dưới biển

Theo ông Bắc, việc thanh tra kiểm tra khu vực dưới biển phụ thuộc vào phương tiện và mức độ an toàn, khi đi thanh tra, kiểm tra thì phải có kế hoạch, giấy mời và thuê phương tiện, xuất cảng, xuất bến. Nếu như không đảm bảo được các điều kiện để ra biển thì rất khó khăn do không đảm bảo được an toàn. Để kiểm tra, rà soát Sở TN&MT đã phối hợp với bộ đội Biên phòng, Cảng vụ, UBND các quận, huyện thường xuyên kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo kế hoạch để ngăn chặn các trường hợp trái phép. Cụ thể, bộ đội Biên phòng sẽ trực 24/24, tất cả cả các tàu khai thác trên vùng biển Hải Phòng, phải kê khai đăng ký với bộ chỉ huy bồ đội Biên phòng thành phố. Do bộ đội Biên phòng có lực lượng, có phương tiện để kiểm tra được thường xuyên, kịp thời phát hiện những vi phạm để xử lý theo pháp luật.

 PV