1. Công ty nợ tiền BHXH, người lao động có được rút tiền BHXH 1 lần?

Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 46  năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 72 Điều 1  năm 2020), quy định như sau:

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, trường hợp công ty nợ tiền BHXH, người lao động vẫn có thể được rút BHXH 1 lần nếu đủ điều kiện. Tuy nhiên cơ quan BHXH giải quyết hưởng BHXH một lần đối với thời gian thực đóng BHXH.

Sau khi doanh nghiệp đã nộp đầy đủ số tiền chậm đóng, bao gồm cả lãi, cơ quan BHXH sẽ cập nhật và xác nhận bổ sung trên sổ BHXH để đảm bảo người lao động được giải quyết các chế độ kịp thời.

>>Xem thêm việc giải quyết thủ tục rút BHXH 1 lần trong trường hợp công ty nợ tiền BHXH do phá sản, không có người đại diện theo pháp luật tại bài viết: .

Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất
File Excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần trong năm 2024

nợ tiền BHXH

Công ty nợ tiền BHXH, người lao động vẫn được rút tiền BHXH 1 lần (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Thời hạn chậm nhất để công ty đóng BHXH cho người lao động là khi nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 7  năm 2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3  năm 2023), thời hạn đóng BHXH bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:

1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng hằng tháng, 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Như vậy, thời hạn chậm nhất để công ty đóng BHXH cho người lao động là ngày cuối cùng của tháng đối với phương thức đóng hằng tháng hoặc ngày cuối cùng của phương thức đóng đối đới phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2025 sẽ kéo dài thêm 01 tháng thời hạn đóng BHXH bắt buộc.

>> Xem chi tiết tại bài viết: 

3. Công ty được nợ tiền BHXH của người lao động trong bao lâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 122 , nếu người sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên, ngoài việc phải nộp đủ số tiền chưa đóng và bị xử lý theo pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. 

Nếu không thực hiện, các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải trích tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi vào tài khoản của cơ quan BHXH theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

Do đó, việc doanh nghiệp đóng BHXH sau thời hạn quy định tại Mục 2 sẽ bị coi là chậm đóng. Công ty dù nợ BHXH dưới 30 ngày vẫn có thể bị xử phạt hành chính. Nếu chậm đóng từ 30 ngày trở lên, công ty phải nộp đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng, nộp lãi và chịu các hình thức xử lý theo pháp luật.

H. Thủy (Nguồn: )