Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số
Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) lấy chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số”.
Hôm nay, tại Hà Nội, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) chính thức được khai mạc. Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước, 2 tổ chức khu vực: Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á - Châu Đại Dương (ASOCIO) và Hiệp họi CIO Khu vực ASEAN (ACIOA) và 14 hiệp hội CNTT tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực. Diễn đàn sẽ được diễn ra trong 2 ngày với 18 phiên hội nghị chuyên đề, triển lãm chuyển đổi số, dự kiến thu hút 2,500+ lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và tham gia các hoạt động cùng 10,000+ lượt theo dõi trực tuyến. Diễn đàn là sự kiện nhiệt liệt chào mừng “Ngày Chuyển đổi số” 10/10 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Phát triển kinh tế số Việt Nam và thế giới
Theo Báo cáo kinh tế số của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019 kinh tế số ICT/VT đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet/nền tảng đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Con số tương ứng tại nước Mỹ là 6,9% và 21,6% GDP và tại Trung Quốc là 6% và 30% GDP. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, và nắm bắt xu thế này, một số nước nhận ra cơ hội đã sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình, điển hình như: Anh (Digital Economy strategy), Canada (Canada’s Digital Economy Strategy), Australia (National Digital Economy Strategy), Nigeria (National Digital Economy Policy and Strategy), Kenya (Digital Economy strategy), Đài Loan (kế hoạch phát triển kinh tế sáng tạo DIGI 2025), Singapore (Digital Economy Framework for Action), Thái Lan (Thailand Digital Economy and Society Development Plan).
Tại Việt Nam, kinh tế số luôn nằm trong Top đầu của ASEAN về tốc độ phát triển. Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 đạt 31%, và dự kiến sẽ tăng trung bình khoảng 29% một năm đến năm 2025. Báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh chi tiết hơn. Năm 2021, ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số Công nghệ thông tin và Viễn thông đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.
Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Hợp lực chuyển đổi số phát triển kinh tế số
Sau 02 năm thực hiện Chương trình chuyển đổi đổi số Quốc gia, sự chuẩn bị đã dần được hoàn thiện. Đến nay, hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã có chương trình/kế hoạch chuyển đổi số. Nhận thức về chuyển đổi số đã, và đang được nâng cao và phổ biết một các rõ rệt trong tất cả các cơ quan, chính quyền các cấp, cũng như hầu hết các thành phần của nền kinh tế. Các cơ sở dữ liệu quốc gia đang hình thành và phát triển nhanh chóng như: Dữ liệu dân cư, Dữ liệu doanh nghiệp, Dữ liệu tài chính, Dữ liệu đất đai, Dữ liệu về bảo hiểm… cũng rất nhiều cơ sở dữ liệu cấp độ khác đang được hình thành. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, có thể thấy rất rõ, không gian phát triển mới của Việt Nam đang bị phân tán, phát triển cục bộ, thiếu sự quy hoạch, kết hợp một cách bài bản. Dữ liệu phân tán, và chưa có được mức độ mở phù hợp, nguồn nhân lực, tài lực cho chuyển đổi số cũng chưa được tập chung, thậm chí các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp cũng đang được đầu tư, phát triển một các tràn lan, chưa có sự quy hoạch, chưa có sự kết hợp một cách bài bản, có định hướng. Những điều này đang hạn chế qua trình tăng tốc chuyển đổi số, làm chậm sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa những mục tiêu phát triển.
Tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam, Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) lấy chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số”. Hơn 150 diễn giả sẽ tập trung bàn bàn thảo tại 18 phiên hội nghị bao gồm 01 phiên khai mạc và 18 phiên chuyên đề, thiết kế theo 04 trục:
Chính phủ số: 03 phiên Hợp lực chuyển đổi số cho bộ ngành; Hợp lực chuyển đổi số cho các địa phương; và Kinh nghiệm chuyển đổi số tại các quốc gia Châu Á.
Kinh tế số: 08 phiên dành cho 08 ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số bao gồm Tài chính – Ngân hàng; Giao thông vận tải – Logistics; Y tế; Giáo dục; Du lịch; Thương mại; Bất động sản; Nông nghiệp.
Doanh nghiệp số: Doanh nghiệp SMEs, Doanh nghiệp Sản xuất, Nền tảng số - Cloud computing; Nhân lực số, Startup số và Startup-Pitching.
Chuyển đổi số tại Châu Á: với 2 phiên và chia sẻ thông tin của 11 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số.
Bên cạnh các phiên hội nghị chính còn có các hoạt động bên lề như: Triển lãm Nền tảng giải pháp số và kết nối cung cầu chuyển đổi số (trực tiếp & trực tuyến). Các hoạt động của diễn đàn nhằm hướng đến mục đích: Chia sẻ tầm nhìn – Giới thiệu giải pháp – Kết nối cung cầu trong chuyển đổi số.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA chia sẻ: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu vô cùng thách thức của Thủ tướng Chính phủ, phát triển kinh tế số Việt Nam, cần sự hợp lực từ tất cả các cấp chính trị, các thành phần kinh tế. Các nguồn lực của chúng ta hiện không chỉ thiếu, mà còn bị phân mảnh. Hợp lực giữa bộ ngành với bộ ngành, địa phương với địa phương, doanh nghiệp với doanh nghiệp, và giữa các thành phần này với nhau sẽ tạo ra được những chương trình bài bản, có định hướng, những chính sách cởi mở, thông thoáng, và những hệ sinh thái số phù hợp, tối ưu cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Các doanh nghiệp công nghệ số đang nỗ lực phát triển các nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số chất lượng, đầu tư nghiên cứu và đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới: AI, Blockchain…, và đang nỗ lực hợp lực cùng nhau, xây dựng hệ sinh thái số giúp chuyển đổi số cho các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cam kết và luôn sẵn sàng hợp lực cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để phát triển kinh tế số, tăng tốc chuyển đổi số.
Minh Anh
Tin mới
Mưa lũ gần 28.000 nghìn học sinh ở Hà Tĩnh nghỉ học
Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết, sáng 20/9, toàn tỉnh có gần 28.000 học sinh tại 34 trường từ bậc mầm non đến THPT phải nghỉ học.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tiếp Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Sáng 20/9, tại Phòng Khánh tiết UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì cùng đại diện Lãnh đạo các sở, ngành tiếp ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao nhân dịp ông Tổng Lãnh sự kết thúc nhiệm kỳ công tác tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô hiện đang được gấp rút thi công để đưa vào sử dụng cuối năm 2025. Khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của địa phương và các tỉnh lân cận khi có bão, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản của ngư dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cô Tô và tỉnh Quảng Ninh.
Nghệ An tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau bão số 3 (Yagi)
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 8019/UBND-KT ngày 18/9/2024 về việc chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và giám sát thị trường sau tác động của bão số 3 (Yagi).
Hải Dương: Xe bồn chở xăng đi vào làn xe thô sơ gây tai nạn khiến một người tử vong
Đang lưu thông trên QL5, một xe bồn đã lấn vào làn xe mô tô và đâm va vào một xe máy đang lưu thông cùng chiều khiến một nữ sinh trường y tử vong.
Hải Dương triển khai chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa được tiêm đủ liều theo qui định trên quy mô toàn tỉnh thay vì chỉ tiêm tại thành phố Hải Dương và huyện Tứ Kỳ.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ