Làng rau traF QUẾSáng 31/1, tức mồng 7 tháng Giêng, lễ hội Cầu Bông chính thức diễn ra tại làng rau Trà Quế. Đây là làng rau có tuổi đời hơn 400 năm trên đất Quảng. Ảnh: quangnamtourism.

Đã thành thông lệ đầu Xuân ở Hội An, cứ vào mồng 7 tháng Giêng, ở làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) diễn ra lễ hội Cầu Bông với nhiều hoạt động đặc sắc.

Làng Trà Quế là một trong những vùng đất được các cư dân người Việt khai phá cách nay gần 400 năm. Danh xưng đầu tiên của Trà Quế là Như Quế. Trong những dịp du ngoạn qua làng, các chúa Nguyễn nhận thấy hương thơm của rau giống như cây trà, cây quế nên vua sắc phong cải sửa tên làng thành Trà Quế nhằm tôn vinh hương thơm của cây rau quế.

lÀNG RAU TRÀ QUẾLễ hội gồm nhiều hoạt động: Lễ nghinh thần và tế âm linh, lễ cúng tế Thần Nông, biểu diễn lân sư rồng… (Ảnh: quangnamtourism)

l XHOOIJ CẦU BÔNG

Lễ hội Cầu Bông tưởng nhớ công đức các bậc tiền nhân đã có công khai hoang lập làng, góp phần giữ gìn truyền thống làng nghề lâu đời của địa phương và đã góp phần đưa làng rau Trà Quế trở thành một sản phẩm du lịch được nhiều du khách ưa thích khi đến Hội An (Ảnh: quangnamtourism)

Hiện tại, tổng diện tích trồng rau của làng khoảng 18ha với 200 hộ dân tham gia. Doanh thu từ làng rau mỗi năm ước đạt hơn 20 tỷ đồng, riêng doanh thu từ bán vé du lịch khoảng 500 triệu đồng. Đến nay, bên cạnh cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện thì việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cũng được chú trọng.

Trong đó, việc đa dạng hóa các chủng loại rau và phát triển làng nghề theo hướng du lịch đã phát huy hiệu quả, Trà Quế trở thành điểm đến tham quan không thể thiếu của du khách khi đến Hội An.

kHÁCH DU LỊCH THAMKết nối người dân và du khách thông qua lễ hộ

kHJACHS THAM GIA LỄ HỘIDu khách nước ngoài tham gia lễ hội

Khách tham gia leewxDu khách tập gánh nước tưới luống rau

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, việc tổ chức lễ hội Cầu Bông nằm trong kế hoạch quảng bá, nâng cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng ven đô để kéo giãn du khách, giảm tải áp lực cho khu vực phố cổ; đồng thời cũng là hoạt động bồi đắp những giá trị văn hóa, tâm linh của quê hương xứ sở. Do đó những năm gần đây lễ hội Cầu Bông được nhân rộng và phát triển thành lễ hội cấp thành phố.

“Lễ hội Cầu Bông không chỉ tạo động lực phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử làng nghề, góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng rau Trà Quế đến du khách trong và ngoài nước mà còn là dịp gặp gỡ, hội ngộ đầu xuân của những người con xa quê, những người dân trong làng mỗi độ tết đến xuân về” - ông Sơn chia sẻ.

 

Nhiều năm trở lại đây, khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc thì làng rau Trà Quế cũng kịp thời bắt nhịp vào con đường làm du lịch bằng cách làm độc đáo.

Với lợi thế nổi tiếng vì trồng rau sạch lâu đời, cùng với các lễ hội truyền thống như lễ hội Cầu Bông vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa, làng rau Trà Quế mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Các homestay được mở ra, bộ mặt làng rau được chỉnh đốn khang trang để chào đón du khách, nhờ vậy mà mỗi năm, làng rau Trà Quế thu hút hơn 1.000 lượt khách quốc tế theo các tour du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đến với làng rau Trà Quế, du khách sẽ được trở thành những người nông dân trồng rau thực thụ trong những bộ áo quần nông dân, dép lê, nón lá, được trực tiếp ra đồng và được người làng rau bày cho cách cuốc đất, trồng, tưới nước và chăm bón rau.

Sau khi tắm rửa, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức các món ăn chế biến từ các loại rau xanh đặc hữu Trà Quế và các món ngon của Quảng Nam như: Bánh đập, bánh vạc, hến trộn, tôm hữu, mì Quảng, cao lầu Hội An… trong những ngôi nhà lá được người dân dựng lên ngay cạnh những cánh đồng rau ngan ngát mùi thơm hấp dẫn, xanh mát.

Hoàng Hữu Quyết