Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nhập ASEAN - Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bài viết nhân dịp Kỷ niệm 26 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Gia nhập ASEAN là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam và là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn bộ giai đoạn 26 năm qua.

Kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt

Song song với tiến trình tham gia ASEAN, mối quan hệ kinh tế của ta với với các đối tác cũng không ngừng được mở rộng, tạo cơ sở để Việt Nam hội nhập cả về kinh tế và chính trị ở các cấp độ khác từ đa phương, khu vực đến song phương với dấu ấn là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao nhất như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Việt Nam - EU (EVFTA).

Sau 26 năm gia nhập ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc về mọi mặt. Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2020 con số này đã là 3.520 USD, tăng hơn 12 lần so với năm 1995. Quy mô nền kinh tế tăng gần 17 lần từ 20,8 tỷ USD vào năm 1995 lên khoảng 343 tỷ USD vào năm 2020, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (chỉ sau In-đô-nê-xia, Thái Lan và Phi-líp-pin).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 1995 lên 283 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, nguồn vốn nước ngoài đầu tư (FDI) vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm, đạt 29 tỷ USD vào năm 2020.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Năm 2020, với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và đảm nhiệm vai trò thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ta đã cùng các nước thành viên phát huy đúng tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” với hàng trăm cuộc họp được tổ chức thành công theo hình thức trực tuyến đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến nhằm tạo điều kiện củng cố chuỗi cung ứng khu vực, khắc phục hậu quả tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế tiêu biểu như Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng.

Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong việc dung hòa các quan điểm trong đàm phán Hiệp định RCEP nhằm xử lý các vấn đề vướng mắc, từ đó thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP trong năm 2020. Thành tựu này đã một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế đa phương, khu vực và thế giới.

Cơ hội và thách thức

Cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta.

Gia nhập AEC cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác, một mặt giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác cũng là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các thị trường tiềm năng trong và ngoài khu vực. Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Tất nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức chúng ta cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 6 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể.

Thậm chí ở nhiều tiêu chí, trong đó quan trọng nhất là chỉ số phát triển con người (HDI) (chỉ số HDI năm 2019 của Việt Nam là 0,704, thuộc nhóm phát triển con người cao) và thu nhập bình quân đầu người (đạt 2.660 USD vào năm 2020), chúng ta đã có bước tiến tiệm cận các nước ASEAN đi trước. Riêng về kim ngạch xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta thậm chí đã vượt nhiều nước ASEAN-6 khác.

Những định hướng, chính sách phù hợp

Những thành quả mà hội nhập kinh tế ASEAN mang lại cho Việt Nam là rất tích cực, tuy nhiên các thách thức mà ta gặp phải cũng không nhỏ. Do đó, để đạt được những thành tựu này một cách bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN trong thời gian tới cần có những định hướng, chính sách phù hợp, cụ thể là:

Trước tiên, chúng ta cần cùng các nước ASEAN khẳng định và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc điều phối các hoạt động hợp tác kinh tế trong khu vực.

Chúng ta cần thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025, điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN theo hướng đáp ứng tình hình mới.

Chúng ta cần sớm phê duyệt Hiệp định RCEP để đưa Hiệp định thương mai tự do có quy mô lớn nhất thế giới về dân số vào thực thi, góp phần thúc đẩy các chuỗi cung ứng khu vực. Đồng thời, chúng ta cũng cần phối hợp với các nước ASEAN khác thúc đẩy việc xây dựng các khuôn khổ hợp tác mang tính ổn định, bền vững, dựa theo luật lệ với các đối tác ngoại khối nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư từ ngoài khối.

Duy trì động lực từ những thành công của năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong thời gian tới, Việt Nam cần thể hiện định hướng tiếp tục coi hội nhập ASEAN là một trong những ưu tiên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định tinh thần chủ động, năng động trong việc triển khai các sáng kiến thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN, góp phần tăng cường sự gắn kết chặt chẽ, phát huy tố chất của một khu vực kinh tế ASEAN năng động, khẳng định vai trò trung tâm trong hợp tác kinh tế ở khu vực.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Bão lũ gây thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư khoảng 130 tỷ đồng
Bão lũ gây thiệt hại về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư khoảng 130 tỷ đồng

Theo thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ kéo dài trên các tỉnh phía Bắc khiến các tuyến đường sắt bị hư hỏng nặng hạ tầng, thông tin tín hiệu. Ngành Đường sắt phải dừng chạy tàu khách, tàu hàng để khắc phục hậu quả của mưa lũ.

Có được chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch sử dụng vốn sự nghiệp?
Có được chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch sử dụng vốn sự nghiệp?

Theo phản ánh của bà Lê Thị Phương Thảo (Vĩnh Long), hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh gặp vướng mắc về xác định hình thức để lựa chọn nhà thầu với gói thầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, có giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Có được chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch sử dụng vốn sự nghiệp?
Có được chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch sử dụng vốn sự nghiệp?

Theo phản ánh của bà Lê Thị Phương Thảo (Vĩnh Long), hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh gặp vướng mắc về xác định hình thức để lựa chọn nhà thầu với gói thầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp, có giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng...

Vinamilk hỗ trợ sữa, nước và nhiều quà tặng cho người dân vùng ngập lụt ngoại thành Hà Nội
Vinamilk hỗ trợ sữa, nước và nhiều quà tặng cho người dân vùng ngập lụt ngoại thành Hà Nội

Trong ngày 16/9, Vinamilk đã mang nhiều sản phẩm sữa, nước, quà tặng đã được gửi đến tận tay người dân, trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn đang bị ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng sau bão.

Bắt giữ nhân viên Công ty Giao hàng vì chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng tiền hàng
Bắt giữ nhân viên Công ty Giao hàng vì chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng tiền hàng

Nguyễn Hữu Ngọc, một nhân viên của Công ty Giao hàng nhanh vừa bị Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An khởi tối, bắt giữ vì hành vi chiếm đoạt hơn 106 triệu đồng tiền hàng. Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tiến hành các thủ tục khởi tố vụ án liên quan đến tội "Tham ô tài sản".

Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững

Với chuỗi liên kết xây dựng trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp Việt không chỉ chinh phục thành công thị trường trong nước mà còn khẳng định được dấu ấn trên bản đồ ngành công nghiệp đồ uống toàn cầu.