Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý?

Trong năm 2007 – 2008, đã không ít cán bộ thuộc Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội bị kỷ luật vì để hàng loạt nhà hàng, bãi gửi xe “mọc” trên đất Công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội). Tuy nhiên, từ đó đến nay việc “xẻ thịt” đất công viên này vẫn công khai diễn ra mà chưa được xử lý dứt điểm, khiến dư luận Thủ đô vô cùng bức xúc.

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 1

Công viên Thủ Lệ xưa nay vốn là nơi vui chơi của đông đảo người dân Thủ đô vào những ngày cuối tuần

Theo Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của UBND TP. Hà Nội ký duyệt cùng Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết, tổng diện tích đất công viên Thủ Lệ khoảng 21,91ha trong đó đất khu quản lý công viên có diện tích khoảng 1.602m2; Đất giáo dục bảo tồn động vật có diện tích khoảng 1.692m2; Hồ Thủ Lệ có diện tích khoảng 87.726m2; Đất bãi đỗ xe có diện tích khoảng 3.968m2; Đất nuôi và trưng bày thú có diện tích khoảng 27.248m2, và một số đất cây xanh, vườn hoa…

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều năm qua trong khuôn viên của Công viên Thủ Lệ đoạn nằm trên đường Đào Tấn (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) mọc lên hàng loạt nhà hàng, quán café, bãi gửi xe… chiếm dụng hàng nghìn mét vuông của vườn thú Thủ đô. Mặc dù sự việc diễn ra từ rất lâu, nhưng vẫn chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc giải quyết dứt điểm. Khiến đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô vô cùng bức xúc.

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 2

Việc hàng loạt nhà hàng ngang nhiên "mọc" lên, khiến không gian yên bình của công viên bị xâm phạm, làm méo mó bộ mặt Thủ đô

Anh Đào Đình Quang sống tại Phường Yên Hòa (Cầu giấy, Hà nội) cho hay: “Công viên là nơi vui chơi, hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên lại xuất hiện hàng loạt các dịch vụ như nhà hàng, quán café, bãi trông xe, sân tennis… thì rõ ràng là có vấn đề. Mỗi ngày, các hoạt động kinh doanh này, khách ra vào nườm nượp. Chỉ cần một phép tính đơn giản cũng có thể thấy số tiền thu được là không nhỏ. Liệu số tiền thu về từ những hoạt động này có được quản lý hay không? Hay chỉ mang về lợi nhuận cho những cá nhân nào đó…?”.

Bà Nguyễn Thị Thắm (phố  Đào Tấn, Hà Nội) cho biết: “Hàng ngày khi đi tập thể dục trên con phố này tình trạng xe cộ dựng trước cửa các nhà hàng, lấn chiếm vỉa hè gây cản trở rất nhiều đối với người tham gia giao thông. Dù đã nhiều lần các cử tri có ý kiến với cấp chính quyền về việc chấm dứt hoạt động của các cửa hàng này, trả lại không gian thông thoáng cho công viên, lấy chỗ sinh hoạt cộng đồng, nhưng đến nay mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ...”.

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 3

Nhà hàng Thế giới Hải sản được xây dựng kiên cố trên đất công viên Thủ Lệ và hoạt động, kinh doanh thu lợi nhuận suốt nhiều năm qua

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc con phố Đào Tấn (đoạn gần khách sạn Daewoo, thuộc đất của công viên Thủ Lệ) có thể dễ dàng nhìn Nhà hàng Thế giới Hải sản hoành tráng kéo dài hàng trăm mét. Mỗi ngày nhà hàng này thu hút đông đảo lượt khách ra vào. Thậm chí, vào những ngày cuối tuần xe ô tô dỗ dài dưới lòng đường Đào Tấn để vào nhà hàng này.

Ngay bên cạnh Thế giới Hải sản là quán café Helio Coffee và Sân Tennis và bãi gửi xe được xây dựng kiên cố trên đất công viên với diện tích hàng nghìn mét vuông.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Tú - Chủ tịch phường Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Công viên Thủ Lệ nằm trên địa bàn quản lý, tuy nhiên phường lại không có đủ thẩm quyền xử lý sai phạm nêu trên. Những sai phạm đó đã tồn tại từ nhiều năm nay, chúng tôi thấy rõ, nhưng không thể xử phạt được. Điển hình là nhà hàng Thế giới Hải sản, bãi giữ xe, quán cà phê... nằm trong khuôn viên của Công viên Thủ Lệ".

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 4

Và hàng loạt hoạt động kinh doanh khác "mọc" trên đất thuộc khuôn viên công viên Thủ Lệ...

Liên quan tới sai phạm nêu trên, năm 2014 trao đổi với phóng viên, ông Đặng Gia Tùng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội từng cho biết: “Đây là tồn tại của lịch sử, từ những đời giám đốc trước. Tuy nhiên, tất cả đều xây dựng từ những năm 2007 – 2008 và đến nay vẫn giữ nguyên hiện trạng, không có thay đổi gì. Từ năm 2007, thực hiện theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, Ban lãnh đạo công ty thời đó đã xem xét và kỉ luật hàng loạt cán bộ, cả về mặt Đảng và chính quyền liên quan khi để xảy ra sai phạm, ngay cả bản tôi cũng bị khiển trách...”.

Được biết, trước đó UBND TP. Hà Nội đã có rất nhiều Công văn yêu cầu công viên Thủ Lệ phải thu hồi đất lấn chiếm, tuy nhiên việc hoạt động “xẻ thịt” đất công viên đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết triệt để.

Trước thực trạng nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh và có biện pháp xử lý dứt điểm những tồn tại nêu trên. Đồng thời, trả lại không gian xanh - sạch - đẹp cho công viên Thủ Lệ.

Dưới đây là những hình ảnh mà phóng viên ghi nhận lại trong ngày 22/7:

Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 3Hà Nội: Hoạt động “xẻ thịt” đất công viên Thủ Lệ bao giờ mới được xử lý? - Hình 2

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Quốc Trường – Nguyên Vũ

Bài liên quan

Tin mới

Lũ tại miền Bắc đang rất căng, nhiều địa phương đối diện lũ kỷ lục dồn dập đổ về
Lũ tại miền Bắc đang rất căng, nhiều địa phương đối diện lũ kỷ lục dồn dập đổ về

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lượng mưa tại các tỉnh phía Bắc hiện rất lớn. Lưu lượng nước đổ về các hồ chứa, hồ thủy điện đang tăng cao.

Hải Phòng tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 3
Hải Phòng tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt thại rất lớn cho các tình, thành phố mà bão đi qua trong đó có TP. Hải Phòng. Mặc dù, công tác phòng chống bão đã được chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng những thiệt hại do bão gây ra là quá lớn.

Sập cầu Phong Châu: Lực lượng chức năng đã cứu vớt được 3 người lên bờ
Sập cầu Phong Châu: Lực lượng chức năng đã cứu vớt được 3 người lên bờ

Cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập, khả năng có nhiều người gặp nạn

Nghệ An khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân và lao động tại khu công nghiệp
Nghệ An khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân và lao động tại khu công nghiệp

Công ty Cổ phần Địa ốc Kim Thi vừa có buổi ra mắt chính thức Dự án nhà ở xã hội KT Home tại các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.

Đề xuất mục tiêu đưa nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao
Đề xuất mục tiêu đưa nước ta nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở
Khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông.