Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Vĩnh Phúc
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những giải pháp quan trọng giúp tăng khả năng thu hút đầu tư, đưa Vĩnh Phúc sớm hoàn thành mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy lớn...
Theo thống kê của Sở Công thương Vĩnh Phúc, toàn tỉnh hiện có trên 240 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, chủ yếu là sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử…
Các doanh nghiệp này không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, tăng thu ngân sách mà còn đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh.
Với mong muốn phát triển CNHT thành ngành chủ lực, tạo nền tảng vững chắc cho nền công nghiệp của tỉnh phát triển bền vững, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi như:
Nghị quyết số 57/2016 của HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 39/2017 của UBND tỉnh quy định về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 23/2019 của UBND tỉnh về ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển CNHT tỉnh Vĩnh Phúc…
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng phòng Quản lý công nghiệp, Sở Công thương cho biết: “Sau khi các cơ chế, chính sách ưu đãi được ban hành, Sở Công Thương đã tiến hành rà soát, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất CNHT trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ít quan tâm đến các chính sách hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường, mà chủ yếu quan tâm đến chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, giá thuê mặt bằng...
Do đó, đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp nào được hưởng cơ chế hỗ trợ, dẫn đến chính sách chưa phát huy được hiệu quả.
Để ngành CNHT của tỉnh phát triển, cần có những định hướng lâu dài; đồng thời, có nguồn kinh phí dự kiến cho việc hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp CNHT”.
Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực, dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng.
Với tỷ trọng khu vực vốn đầu tư nước ngoài cao, đã và đang hội nhập sâu rộng, có độ mở lớn nhưng tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế, nên kinh tế của tỉnh đã chịu tác động lớn bởi đại dịch.
Mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát nhưng Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, khiến nguồn cung ứng nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các ngành sản xuất của Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng bị gián đoạn.
Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia sẽ tạo cơ hội thu hút các nguồn vốn, công nghệ, thị trường xuất khẩu nhưng cũng đi liền với sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
Để tự chủ được các yếu tố đầu vào trong sản xuất, tạo giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, từng bước tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, tỉnh tiếp tục khuyến khích phát triển CNHT.
Trong đó xác định các ngành sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh... là công nghiệp mũi nhọn.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng với chiều sâu, trọng tâm là tăng năng suất lao động, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; nâng cao năng lực quản trị; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Cùng với đó, tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách đặc thù, tạo môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để hỗ trợ, thu hút các dự án CNHT có quy mô đầu tư lớn, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, quy mô sử dụng đất thấp, tạo động lực mới đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
PV
Tin mới
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã xây dựng bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 và đăng tải trên Cổng Chuyển đổi số Quốc gia.
Đường sắt bán vé tàu Tết sớm
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cao của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mở bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm, đặc biệt không bán ghế phụ hoặc ghế chuyển đổi.
Theo chuyên gia, thị trường bất động sản ghi nhận dấu hiệu hồi phục
Thị trường bất động sản cho thuê đang bước vào chu kỳ tăng trưởng do yếu tố mùa cao điểm và sức ép từ giá bán.
Danh mục sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 và 12 nhiều trường ở TP. HCM được điều chỉnh
UBND TP. HCM đã có quyết định về việc phê duyệt danh mục điều chỉnh, bổ sung sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 và 12 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP từ năm học 2024-2025.
Giá cao su hôm nay 21/9: Cao nhất trong nhiều tháng qua
Giá cao su hôm nay 21/9 trên các sàn giao dịch chủ chốt tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều tháng qua.
Đức “thu hoạch” được những gì ở Trung Á?
Thủ tướng Olaf Scholz trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ. Ông muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM