Giá thịt lợn tăng chóng mặt, người tiêu dùng ‘méo mặt thắt lưng buộc bụng’
Những ngày nay, theo ghi nhận, giá thịt lợn đang tăng liên tiếp khiến người tiêu dùng gặp nhiều áp lực trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, cả những tiểu thương cũng trải qua tình trạng lo lắng vì sợ giá lợn tăng cao sẽ không bám được hết hàng. Trong 20 ngày đầu tháng 7, giá lợn hơi đã tăng tới gần 30%.
Người dân ‘khóc thét’, tiểu thương lo lắng
Khoảng 10 ngày nay, giá thịt lợn trong nước bỗng chốc tăng đột biến khiến chị Hạnh (50 tuổi, ngụ tại Xuân La, Tây Hồ) phải “đau đầu” để tính toán các khoản chi tiêu trong gia đình. Chị tâm sự: “Đang yên đang lành, giá thịt lợn tăng chóng mặt. Là người cầm tiền chi tiêu trong nhà, tôi phải cân đối sao cho mọi người vừa được no bụng, đủ chất dinh dưỡng mà không ảnh hưởng quá nhiều tới phí sinh hoạt hàng tháng”.
Dường như đây là nỗi niềm chung khi bà Khởi (65 tuổi, sống tại Liễu Giai, Ba Đình) cũng than thở chuyện giá thịt lợn tăng vùn vụt. “Tôi đi chợ cho một nhà 5 người. Các con cũng gửi tiền sinh hoạt hàng tháng nhưng đột nhiên giá lợn hơi thay đổi làm ảnh hưởng tới mức chi tiêu của gia đình. Giờ đi chợ, tôi không mua nhiều như trước nữa”, bà cho biết.
Thực tế, giá thịt lợn đã tăng liên tiếp khoảng 2 tuần nay, trong đó miền Bắc đang là khu vực chịu giá lợn hơi cao nhất cả nước. Ghi nhận của Thương hiệu và Công luận ngày 19/7, giá thịt lợn tại chợ Xuân La đang là: Thịt mông sấn có giá 100.000 - 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ có giá 150.000, thịt vai giá là 130.000 đồng/kg, xương sườn là 140.000 - 150.000 đồng/kg... So với khoảng 2 tuần trước, giá thịt ba chỉ là 130.000 đồng/kg, giá thịt nạc vai 80.000 đồng/kg … như vậy giá đã tăng khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Ra khu vực ngoại thành, giá thịt lợn có vẻ thấp hơn nhưng mức độ tăng thì vẫn vậy. Ghi nhận tại chợ Xa La, Phúc La, Hà Đông, giá thịt ba chỉ, thịt chân giò đang là 140.000 đồng/kg, thịt thăn, thịt mông, vai giá là 130.000 đồng/kg, xương sườn là 140.000 đồng/kg, chân giò là 90.000-100.000 đồng/kg. Trong khi đó chỉ 2 tuần trước, giá thịt ba chỉ chỉ là 110.000 đồng/kg, thịt thăn, thịt vai có giá 100.000 đồng/kg, xương sườn có giá 110.000 đồng/kg, chân giò là 70.000 đồng/kg. Như vậy giá cũng tăng từ 20.000-30.000 đồng/kg, mức tăng tới gần 30%.
Tiểu thương tại chợ Xa La chia sẻ: “Chỉ 10 ngày trước thôi giá chỉ có 100.000, 110.000 đồng/kg thôi, mấy nay tăng cao quá. Người dân mua ít đi nên thịt thừa nhiều. Lợn hơi chị mua đã hơn 70.000/kg rồi, mấy bữa trước có 60.000 đồng/kg thôi”.
Tại chợ Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội, mức giá thịt đang bán ra cũng tương tự. Thịt ba chỉ có giá 140.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg so với 2 tuần trước; thịt vai từ 130.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg; sườn thăn có giá từ 140.000-150.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; chân giò 90.000 đồng /kg, chênh 20.000 đồng/kg,...
Chị Ngà, tiểu thương bán thịt tại chợ Yên Xá than thở: “Thị đắt quá khó bán em ạ. Chị mua lợn hơi cũng hơn 70.000 đồng/kg rồi. Trước mổ con lợn 2 triệu, nay đã gần 4 triệu, khó khăn quá”.
Hiện nay, không chỉ giá bán lẻ thịt lợn ở chợ tăng mà ngay tại các siêu thị và các hệ thống cửa hàng bán lẻ cũng ảnh hưởng theo. Ghi nhận tại siêu thị Winmart Hà Đông, xương đuôi heo có giá 68.900 đồng/kg, thịt ba rọi có giá 209.900 đồng/kg, nạc heo có giá 174.900 đồng/kg, bắp giò heo không xương có giá 154.900 đồng/kg.
Còn với thịt lợn sạch Meat Deli, xương ống có giá 41.900 đồng/kg, thịt đùi lợn có giá 121.900 đồng/kg, thịt ba rọi đa năng chuẩn có giá 151.900 đồng/kg, nạc đùi có giá 135.500 đồng/kg, chân giò heo rút xương có giá 145.900 đồng/kg, ba rọi đặc biệt có giá 211.900 đồng/kg, thịt lợn xay đặc biệt có giá 160.900 đồng/kg, sườn vai chuẩn ngon có giá 136.900 đồng/kg, bắp giò cuộn có giá 186.900 đồng/kg.
Còn tại siêu thị T Mart Xuân La, thịt lợn sạch CP phần chân giò có giá 140.000 đồng/kg, thịt heo ba chỉ 155.000 đồng/kg, thịt nạc thăn heo 133.000 đồng/kg, sườn non chuẩn ngon 165.000 đồng/kg, nạc vai đầu giòn hiện là 155.000 đồng/kg,... Giá tại các siêu thị cũng nhỉnh hơn ở chợ 100.000-200.000/kg.
Bên cạnh đó các loại thực phẩm được chế biến từ thịt lợn như xúc xích, giò chả,... cũng tăng 15.000-20.000 đồng/kg do giá thịt tăng.
Chị Thu, chủ cửa hàng thịt tại chợ Xuân La, Hà Nội cho biết, những ngày gần đây, giá lợn hơi tăng cao khiến chị phải đẩy giá bán. “Cũng ngại với khách nhưng chẳng biết phải làm gì. Nhiều khi phải chấp nhận bán hòa vốn, thậm chí là thiệt một chút bởi toàn khách quen thân. Nhiều bữa, tôi phải mang thịt về nấu cho gia đình nên nói thật, giá tăng ảnh hưởng tới cả người bán lắm”, chị Thu bộc bạch.
Chủ cửa hàng thịt này cũng chia sẻ thêm, dạo trước, nửa con lợn chỉ có giá hơn 2.000.000 đồng nhưng giờ tăng gấp đôi, gấp ba. Nhiều mối chị hay lấy thịt cũng quyết định giữ lợn để chờ bình ổn giá mới dám bán tiếp.
Không chỉ chị Thu than thở, chị Ngà, tiểu thương chợ Yên Xá cũng chia sẻ: “Trước nửa con lợn 2 triệu, nay đã gần 4 triệu, khó khăn quá em ạ”.
Giá lợn tăng cho nhiều nguyên nhân
Chia sẻ với PV, cô Hằng, chủ một trang trại nuôi lợn quy mô nhỏ tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Cách đây 2 tuần, giá lợn hơi tôi bán là 60.000 đồng, hiện tại là 70.000 đồng/kg lợn hơi rồi”.
Chia sẻ về những nguyên nhân giá lợn tăng, cô Hằng cho biết: “Giá lợn tăng do mấy nguyên nhân, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang tăng cao. Bên cạnh đó là Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu lợn của Việt Nam nên giá lợn tăng”.
“Mặc dù giá xăng có giảm nhưng tôi nghĩ giá lợn khó giảm vì Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu lợn nhiều, hơn nữa vừa qua dịch tả lợn Châu Phi xảy ra nên tiêu huỷ cũng nhiều, nguồn cung đang ít nên tôi cho rằng khó có thể giảm”, cô Hằng nói thêm.
Nói về nguyên do giá lợn hơi tăng đột biến trong tuần qua, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế đã và đang khôi phục sau đợt dịch Covid-19, các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đều đã quay lại kinh doanh, phục vụ. Hơn nữa, xăng tăng, thức ăn chăn nuôi cũng lên giá, nhiều hộ chăn nuôi chuyển sang kinh doanh giống vật khác khiến giá lợn hơi vô tình bị “cuốn theo”.
Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ: “Ở Việt Nam, giá lương thực bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do giá thịt lợn giảm 20,1% trong giai đoạn đầu năm. Tuy nhiên hiện nay chúng ta thấy giá thịt lợn đang tăng trở lại, cụ thể tháng 6/2022 đã tăng 0,87% so với tháng trước, và đến tháng 7 này tiếp tục tăng mạnh, hiện nay đã lên tới hơn 70.000 đồng/kg lợn hơi, cao nhất là đến nay là 74.000 đồng/kg lợn hơi, trong khi đó lúc chúng tôi thực hiện làm báo cáo vào tháng 6 dao động trong khoảng 52.000-58.000 đồng/kg”.
“Nguyên nhân do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng và chi phí vận chuyển tăng, do đó làm cho giá thịt lợn tăng cao. Hiện mặt hàng thịt lợn chiếm tỷ trọng 3,9% nên có tác động khá lớn tới lạm phát hiện nay của Việt Nam”, ông Lâm chia sẻ.
Cuối tháng 1/2022, giá thịt lợn dao động trong khoảng 54.000-59.000 đồng/kg lợn hơi. Giá duy trì đi ngang và tăng nhẹ trong các tháng tiếp theo. Tuy nhiên đến tháng 7, giá lợn hơi đã tăng rất cao. Ngày 1/7/2022, giá lợn hơi điều chỉnh lên 58.000-61.000 đồng/kg, sau đó ngày 10/7/2022 đã tăng lên 66.000 đồng/kg, trong 10 ngày tăng 10%, và đến ngày 20/7/2022 đã tăng lên cao nhất 74.000 đồng/kg, tăng đến gần 30% chỉ trong 20 ngày. Điều này khiến cho giá bán thịt lợn tại các chợ dân sinh cũng tăng theo, gây nhiều áp lực lên chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Còn nhớ cuối năm 2020 đến giữa năm 2021, giá lợn hơi bị đẩy lên mức 80.000-90.000 đồng/kg, khiến giá thịt lợn tại chợ dân sinh cũng tăng lên mức kỷ lục trong lịch sử ở mức 180.000-200.000 đồng/kg, gây ra rất nhiều áp lực lên cuộc sống của người dân. Nguyên nhân của đợt tăng giá này là bởi nguồn cung lợn trong nước quá ít, do dịch tả lợn châu Phi nên tiêu huỷ số lượng lớn, cùng với đó là do Trung Quốc thu mua nhiều. Nhờ nhiều nỗ lực bình ổn thị trường, đẩy mạnh tái đàn, tăng nguồn cung, thậm chí đã nhập khẩu thịt lợn ở nước ngoài, giá thịt lợn đã có xu hướng giảm dần, có lúc xuống chỉ còn 48.000/kg lợn hơi vào tháng 9/2021 và duy trì đi ngang và tăng nhẹ đến khoảng 50.000-58.000 đồng/kg sau đó.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, giá thịt lợn tăng cao là do vấn đề nguồn cung cục bộ tại một số thời điểm. Với nguồn cung và tình hình phát triển đàn hiện tại thì hoàn toàn có thể đáp ứng được được nhu cầu của thị trường. Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo sản xuất, ứng dụng kỹ thuật và phát triển sản phẩm chăn nuôi trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 5-5,5% và tổng sản lượng thịt vào cuối năm 2022 sẽ đạt khoảng 6,95 triệu tấn.
Trúc Mai - Hồng Nhung
Tin mới
Hà Nội: Ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 30 ca mắc tay chân miệng trong tuần qua
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30/8 đến ngày 6/9), toàn thành phố ghi nhận 190 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 75 trường hợp so với tuần trước (265/0)...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Sáng 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10/9 đến 13/9 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân.
Ban hành công văn hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung SGK cho địa phương ảnh hưởng mưa bão
Ngày 9/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5212/BGDĐT-GDTrH gửi các sở giáo dục và đào tạo và các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...
Cục Quản lý thị trường Bến Tre tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật năm 2024
Vừa qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật năm 2024. Chủ trì hội nghị ông Hồ Thanh Long, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Bến Tre và Lãnh đạo UBND 3 huyện có liên quan, đặc biệt có gần 500 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đến tham dự và ký cam kết.
Gemadept (GMD): Cảng Nam Đình Vũ an toàn sau bão Yagi và sẵn sàng khai thác trở lại
Ngày 8/9, Công ty cổ phần Gemadept (mã GMD – sàn HOSE) đã có thông báo chính thức về ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) đối với Cảng Nam Đình Vũ tại tỉnh Hải Phòng.
Phú Thọ đã có quy hoạch 3 cây cầu mới, gần cầu Phong Châu bị sập
Theo quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, có 3 cầu mới được xây dựng bắc qua sông Hồng nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao của tỉnh này.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam