Cụ thể: Tại khu vực ĐBSCL, Ri6 A 90.000 – 95.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 74.000 – 79.000 đồng/kg; Ri6 C từ 48.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 110.000 – 120.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 90.000 -100.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 54.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, Ri6 A 85.000 – 92.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 70.000 – 75.000 đồng/kg; Ri6 C từ 48.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 110.000 – 117.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 89.000- 92.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 47.000- 52.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay, sầu Thái ở mức cao, Thái B vượt đỉnh
Giá sầu riêng hôm nay, sầu Thái ở mức cao, Thái B vượt đỉnh (Ảnh: internet)

Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên, Ri6 A 90.000 –94.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 75.000 – 78.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 47.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 112.000 – 122.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 92.000- 102.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 54.000 đồng/kg;

Giá sầu riêng xuất khẩu: Ri6 hạng A giá 130.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên);  Ri6 hạng B giá 115.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá  164.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 145.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, đây là con số cao kỷ lục, trong đó, riêng mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.

Trong số 10 thị trường chính nhập khẩu rau quả Việt Nam, hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, ngoại trừ Hà Lan. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo sau là Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan với giá trị nhập khẩu tăng trưởng 35 - 90%.

Để mặt hàng trái cây nói chung và sầu riêng nói riêng có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, ông Nguyễn Văn Mười - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng, quá trình tổ chức sản xuất cần áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGA… Tập trung xây dựng các tiêu chuẩn đối với từng loại rau quả; quá trình canh tác cần cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất gia tăng lợi nhuận.

Trong canh tác cần áp dụng truy xuất nguồn gốc bằng nhật ký điện tử để minh bạch quá trình sản xuất, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm, gắn với Sản phẩm đặc sản, chỉ đẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ.

L.T( t/h)