Giá cà phê ngày 18/10: Dự báo giá tiếp tục tăng mạnh
Giá cà phê ngày 18/10 dự báo giá tiếp tục tăng mạnh (Ảnh minh họa)

Tuần qua, giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 7 USD; kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 5 USD, khiến cách biệt về giá giữa 2 kỳ hạn giao hàng nới rộng ra. Hiện tượng này cho thấy mối lo về nguồn cung trong ngắn hạn đã không còn khiến giới đầu cơ bận tâm. 

Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 giảm 25 USD (1,17%), giao dịch tại 2.110 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 24 USD (1,12%), giao dịch tại 2.121 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Cấu trúc giá nghịch đảo tiếp tục thu hẹp khoảng cách.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 5,85 Cent (2,80%), giao dịch tại 203,4 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 cũng giảm mạnh 5,9 Cent (2,78%), giao dịch tại 206,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh.

Giá cà phê thế giới đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ùn ứ container tại các cảng biển toàn cầu, điều này làm trầm trọng thêm khủng hoảng chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Theo thông tin từ giới chuyên môn, hiện còn khoảng 1,6 triệu đơn vị tương ứng container hàng hóa chưa được dỡ hàng. Tình trạng thiếu container rỗng và chỗ trống trên tàu còn phải tồn tại ít nhất đến giữa năm 2022. Đó là những lý do thuyết phục để dự báo giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, để bù đắp phần nào cước phí tàu biển.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do thời tiết khắc nghiệt, trong đó, 2 trận bão lớn đổ bộ vào Trung Quốc và lệnh phong tỏa tại nhiều quốc gia vì dịch Covid-19.

Về cơ hội mới trên thị trường cà phê thế giới, theo thông tin từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà phê arabica. Tuy nhiên, không chỉ là các nước có văn hóa cà phê và tiêu thụ cà phê tính trên đầu người cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Bắc Âu có xu hướng khám phá các loại cà phê mới có chất lượng cao, nên đây vẫn là cơ hội mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Trong khi thị trường cà phê truyền thống đã tương đối bão hòa thì thị trường cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và còn nhiều cơ hội.

Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây.

Nguyễn Kiên