Theo EVN dự báo, mùa hè nắng nóng 2024, nguy cơ thiếu điện miền Bắc cao. Vậy, việc xây dựng chính sách phát triển điện mặt trời mái, điện gió, thủy điện...theo quy hoạch điện VIII sẽ được thực hiện như thế nào? Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời chất vấn ra sao?
Đại biểu Lê Tất Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đã đặt câu hỏi chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan đến dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc mùa hè năm 2024 nắng nóng, miền Bắc có nguy cơ thiếu điện thì vấn đề phát triển điện mặt trời mái nhà.
Đại biểu cho rằng, quy hoạch điện VIII đặt ưu tiên và có chính sách đột phá thúc đẩy điện mặt trời mái nhà của người dân, điện mặt trời tự sản tự tiêu trong khu công nghiệp. Từ nay đến 2030, công suất tăng 2.600 MW, trên cơ sở tận dụng lưới điện sẵn có.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, mùa hè nắng nóng 2024 khô hạn, nguy cơ thiếu điện miền Bắc cao. Đại biểu Lê Tất Hiếu chất vấn về việc xây dựng chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà còn khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp phát triển điện mặt trời trong các khu công nghiệp do thiếu cơ chế, chính sách?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời: Quy hoạch Điện VIII được Chính phủ phê duyệt với tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), tăng 21.000 MW so với tổng công suất nguồn điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh (130.000 MW).
Trong đó, tổng công suất lắp máy của điện mặt trời là 12.836 MW (không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), chiếm 8,5% tổng công suất lắp máy của hệ thống, trong đó có 10.236 MW là mặt trời tập trung và 2.600 MW là mặt trời tự sản tự tiêu; tổng công suất lắp của điện gió trên bờ là 21.880, chiếm 14,5% tổng tổng công suất nguồn điện; điện gió ngoài khơi là 6.000 bằng 4% tổng nguồn; điện sinh khối cùng điện rác là 2.270, bằng 1,5% tổng nguồn. Như vậy, tổng công suất lắp các nguồn điện từ năng lượng tái tạo không kể thủy điện đã chiếm tỷ trọng 28,5% tổng công suất nguồn điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, để thực hiện được các phương án vừa nêu trong điều kiện hạ tầng công nghệ trong nước hiện nay, thì phải tập trung nghiên cứu để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện thông minh và các thiết bị lưu trữ điện năng. Đồng thời, thúc đẩy thị trường điện trên 3 cấp độ là phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, biểu giá bán lẻ điện thì cũng phải nghiên cứu để có tính linh hoạt hơn.
Đối với giá điện, hiện nay, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện được huy động, phát điện theo các quy định về vận hành hệ thống điện và thị trường điện bán buôn cạnh tranh.
Với tỷ trọng huy động năng lượng tái tạo cao trong hệ thống, để có thể bù đắp cho việc huy động điện năng lượng tái tạo khi đây là các nguồn điện phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện cho các nguồn điện mới như pin tích trữ năng lượng, phát triển thủy điện tích năng là các nguồn điện linh hoạt cao, ngoài ra cũng cần phải khuyến khích phát triển hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu tại các nơi có phụ tải tăng cao.
Như vậy, để khai thác tiềm năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, cần phải đẩy mạnh khuyến khích các hoạt động đầu tư điện mặt trời tự sản tự tiêu, không nối lưới. Phải đẩy mạnh phát triển các loại thiết bị lưu trữ điện, nghiên cứu phát triển lưới điện thông minh xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp và thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Việc phát triển điện mặt trời áp mái không giới hạn về công suất đó là trong bối cảnh mà công nghệ sau này phát triển và các nhà đầu tư về năng lượng áp mái không được gây áp lực lên hệ thống điện truyền tải.
Bộ Công Thương đã nêu một số tồn tại và vi phạm của EVN gồm: Chậm đầu tư và hoàn thành một số nguồn lưới điện; chưa đảm bảo đủ dự trữ nguyên liệu sơ cấp theo định mức để đảm bảo cung cấp điện; điều độ vận hành hệ thống điện chưa cân đối trong việc huy động các nguồn điện, cơ cấu nguồn điện; vi phạm trong chỉ đạo điều hành vận hành hệ thống trong mùa khô 2023; gián đoạn nguồn cung ứng điện trên diện rộng...
Yêu cầu này của Thủ tướng Phạm Minh Chính được nêu tại văn bản về đảm bảo cung ứng điện các tháng cuối 2023 và năm 2024, gửi Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, các tập đoàn EVN, PVN, TKV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, việc cung ứng điện cho miền Bắc đã bớt căng thẳng và từ nay đến cuối năm 2023, sẽ không thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan khi phải cắt giảm điện để rút kinh nghiệm, khắc phục trong thời gian tới.
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 95/2024/QĐ-UBND quy định những giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 trên địa bàn thành phố. Quyết định có hiệu lực từ ngày 30/10/2024.
Sáng 1/11, tại TP. Móng Cái, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) và UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội thảo khu vực Đồng bằng sông Hồng “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”.
Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan dài 11,5km đi qua địa bàn H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng đang triển khai thi công khẩn trương. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
Trước cảnh báo nho từ Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên cơ sở kết quả phân tích, cục sẽ xem xét và áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng nho nhập khẩu từ Trung Quốc.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn số 9479/UBND-KT ngày 29/10/2024 về việc yêu cầu các đơn vị tập trung giải quyết nợ đọng trong xây dựng cơ bản và thực hiện các dự án chuyển tiếp theo tiến độ.
Ngày 31/10, UBND tỉnh họp chuyên đề tháng 10. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Đồng chí Trần Thị Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh dự.
Quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ đối với nhà giáo; nhà giáo công lập là viên chức đặc biệt; giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; quy định đầy đủ chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; tăng đãi ngộ đối với nhà giáo;...là những điểm mới cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định điều kiện để tách thửa đất ở và đất nông nghiệp. Diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đất ở là 36m2, các huyện ngoại thành là 80m2.