EU áp dụng CBAM, hàng hóa của Việt Nam ảnh hưởng ra sao?
Theo chuyên gia về chuyển đổi xanh thì: “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” (CBAM ) của Liên minh Châu Âu ( EU) có tác động trực tiếp đến 04 ngành công nghiệp của Việt Nam là sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm. Thực tế, đây không phải là những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang EU. Vì vậy, trong ngắn hạn, xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sang EU sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Từ ngày 01/10/2023, 06 loại hàng hoá thải ra nhiều carbon nhất trong quá trình sản xuất được Liên minh Châu Âu xác định là sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo cơ chế CBAM.
Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng Cơ chế CBAM? Và đâu là việc cần làm từ cả phía cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường EU - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam).
TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đã dẫn chứng thực tế số liệu mặt hàng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 8 tháng năm 2023 như sau: "Những mặt hàng mà chúng ta hiện nay xuất khẩu nhiều vào Châu Âu, đặc biệt nhất là trong đó các mặt hàng sắt thép. Riêng 8 tháng đầu năm 2023 mặt hàng sắt thép xuất khẩu vào EU đã tăng gấp đôi, tức là hiện nay - tính đến hết 8 tháng đạt 2,31 triệu tấn, chiếm trên 30% tổng lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2023…".
Như vậy, là đã có những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo về tiêu chuẩn khí thải theo CBAM của EU. Nếu không đảm bảo đúng các tiêu chí và tuân thủ đúng lộ trình của CBAM, các nhà sản xuất 06 loại hàng hoá kể trên muốn xuất khẩu vào EU sẽ phải mua “chứng chỉ khí thải” (hay còn gọi áp “thuế carbon”) - từ đầu năm 2026.
Đồng thời, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá cách thức hoạt động của CBAM và xem xét khả năng mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
Về lâu dài, phạm vi của CBAM có thể được mở rộng để bao gồm cả phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác cũng như các sản phẩm sử dụng nhiều carbon – chẳng hạn như sử dụng nhiều năng lượng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh; và tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như: năng lượng, khoáng sản; sản xuất và chế biến một số loại thực phẩm (đường, tinh bột, khoai tây, cà chua; sản xuất một số sản phẩm dệt may; hoá chất, xây dựng…
Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Liên quan đến câu chuyện về EU hay liên quan đến việc thị trường may mặc ở Bangladesh là một trong những ví dụ điển hình cho thấy rằng đây là xu hướng chung của toàn bộ thế giới. Nó chỉ là vấn đề thời gian, có thể sẽ sớm một chút hay muộn một chút; có thể nhiều ngành hơn một chút hay ít ngành một chút… nhưng mà rõ ràng đây là xu hướng không thể đảo ngược được. Tốt hơn hết là chúng ta nên chủ động - ngay cả với ngành mà chưa phải áp thuế cũng nên suy nghĩ rằng việc áp thuế nó chỉ xảy ra ngày một ngày hai, và rõ ràng yêu cầu về các sản phẩm đối với các thị trường cao cấp rõ ràng là yêu cầu cao hơn rất nhiều."
Chuyên gia kinh tế, Tiễn sỹ Vũ Đình Ánh nêu quan điểm: "Các chứng chỉ carbon cũng như các biện pháp để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu thì ở Việt Nam chúng ta cũng đang trong quá trình tiến hành xây dựng và triển khai trong thời gian tới."
Theo Tiến sỹ Ánh, việc thực thi các yêu cầu hay quy định của thị trường EU sẽ giúp cho chúng ta không chỉ thúc đẩy từ phía các doanh nghiệp mà còn giúp cho chúng ta trong vấn đề hình thành các khuôn khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền, cơ quan chức năng trong vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các công cụ hữu hiệu để giúp cho chúng ta bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu…
Vũ Hoàng (t/h)
Tin mới
Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2024 đạt 3,75%
Chiều 20/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả 9 tháng năm 2024, triển khai thực hiện nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 và định hướng năm 2025.
Tiền Giang: Buộc tiêu hủy trên 200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt cơ sở vi phạm gần 20 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 200 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thông cáo báo chí Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Chiều 20/9, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký kết đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên làm thủ tục tại các cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh.
11 huyện miền núi tại Thanh Hóa có nguy cao xảy ra lũ quét, sụt lún, sạt lở đất đá
Cảnh báo trong khoảng 6h tới, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có nguy cơ cao xảy ra trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Công an Thanh Hóa trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Chiều 20/9, tại Công an huyện Quảng Xương, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong điều tra, khám phá 2 chuyên án trộm cắp tài sản và xâm phạm mồ mả hài cốt, cưỡng đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM