Đề xuất nhiều giải pháp gỡ vướng phát triển khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc
Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 29 khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch, trong đó có 17 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 3.146 ha.
Tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, suốt một thời gian dài, Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là địa phương có nhiều đột phá, nhiều cơ chế chính sách đổi mới, sáng tạo, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, là tỉnh có tập trung cơ cấu kinh tế, có đóng góp từ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ (ô tô, xe máy, điện tử) tốt.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển hạ tầng khu công nghiệp, dù vẫn còn những tồn tại khiến việc phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa thực sự đúng với tiềm năng, thế mạnh. Trong đó, có thể kể đến các vấn đề như bồi thường, giải phóng mặt bằng, chất lượng quy hoạch, năng lực chủ đầu tư, hạ tầng xã hội, giá thuê đất cao… Hiện Vĩnh Phúc đang nỗ lực có những cải thiện để việc phát triển các khu công nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, theo hướng bền vững hơn.
Về vấn đề môi trường đầu tư, bà Đàm Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần Amane - chủ đầu tư KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa (giai đoạn 1) đã chỉ ra một số tồn tại cần phải giải quyết sớm như giải phóng mặt bằng, bồi thường, tiền sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng, kết nối ngoài hàng rào khu công nghiệp…
“Vướng mắc cơ bản là giải phóng mặt bằng, đơn giá đất, giao đất. Dự án của chúng tôi được ngân hàng cấp vốn từ lâu, phía ngân hàng cũng giục doanh nghiệp giải ngân nhưng không giải ngân được, vì dự án không giải phóng mặt bằng được. Sau khi giải phóng mặt bằng xong thì chưa thể nộp tiền vào ngân sách vì chưa có đơn giá. Trong khi đó, các khách thuê liên tục giục mặt bằng để triển khai đầu tư. Thực tế này dẫn đến sự lãng phí lớn cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và địa phương”, bà Ngọc nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, đại diện Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc (Tập đoàn Sumitomo – Nhật Bản) cho biết, tại khu công nghiệp sẽ có nhiều dự án của nhà đầu tư thứ cấp hoàn thành xây dựng, đi vào sản xuất, do đó nhu cầu nguồn lao động tăng cao.
"Bản thân doanh nghiệp cũng đã hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác tuyển dụng, tuy nhiên, để tăng hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ từ phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đào tạo nhân lực, tuyển dụng, cung cấp thêm nhiều nguồn lao động chất lượng cho các nhà đầu tư thứ cấp trong khu", đại diện Công ty TNHH KCN Thăng Long Vĩnh Phúc nói và cho biết, có thể tổ chức các ngày hội việc làm để giúp nhà đầu tư tiếp cận được số lượng lớn và tuyển dụng lao động trực tiếp.
Bên cạnh việc đáp ứng nguồn lao động, một vấn đề khác cũng rất được các nhà đầu tư quan tâm là nguồn cung và chất lượng lao động. Ông Nguyễn Hữu Thể, Tổng giám đốc Công ty CP Thép Việt Đức cho hay, trong số gần 1.000 lao động của Thép Việt Đức, có tới gần 1/2 là các lao động ngoại tỉnh, người lao động chủ yếu ở trọ nên công tác an sinh là vấn đề lớn.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp về mặt giải pháp cũng được đại diện các bên đưa ra. Theo ông Nguyễn Anh Đệ, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (VPID), chủ đầu tư KCN Khai Quang, Sông Lô 2, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung bám sát nhu cầu nhà đầu tư để hỗ trợ kịp thời; ưu tiên tập trung hỗ trợ các dự án lớn; triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đồng bộ với khu công nghiệp như điện, nước, viễn thông, chỗ ở cho người lao động.
Lấy ví dụ với vật liệu thi công, theo ông Đệ, nguồn vật liệu thi công, các dự án khu công nghiệp thuộc nhóm A, cần có cơ chế chính sách giống dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công để bố trí nguồn vật liệu.
Bên cạnh đó, bà Ngọc cho biết, hạ tầng ngoài hàng rào cần đồng bộ và sẵn sàng, công tác quy hoạch, thẩm định phải được đốc thúc vì đây là hạng mục quan trọng và nếu làm tốt có thể gỡ vướng được phần lớn các vướng mắc mà các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mắc phải.
Còn theo đại diện Công ty cổ phần Vina CPK (Chủ đầu tư khu công nghiệp Bá Thiện II), Vĩnh Phúc cần sớm hoàn thiện quy hoạch vùng, phân khu, quy hoạch tỉnh để nhà đầu tư hạ tầng rà soát, nghiên cứu và xin đầu tư khu công nghiệp mới.
Các sở ngành địa phương phối hợp xử lý các phát sinh vướng mắc trong đầu tư, như xây dựng khung giá đất mới, định giá, giao đất theo Luật Đất đai mới. Thời gian qua, các sở, ngành đã nỗ lực, đồng hành, nhưng khi có luật mới thì cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Cùng với đó, cần quan tâm chỉ đạo đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, tạo điều kiện để ổn định đời sống người lao động, cải thiện nguồn cung điện, nước chất lượng và ổn định.
Để giải quyết tồn tại trong câu chuyện bồi thường, giải phóng mặt bằng, theo đại diện doanh nghiệp, cần sớm triển khai, xây dựng chính sách đặc thù về việc xem xét, hỗ trợ, khuyến khích người dân tích cực chấp hành chủ trương để thu hồi, giải phóng mặt bằng hiệu quả.
Liên quan đến nội dung nhà ở, theo ông Thể, để đảm bảo an sinh cho người lao động, Thép Việt Đức đang triển khai dự án nhà ở xã hội và có thể sẽ khởi công vào cuối năm 2024.
Hà Trần (t/h)
Tin mới
Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2024 đạt 3,75%
Chiều 20/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả 9 tháng năm 2024, triển khai thực hiện nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024 và định hướng năm 2025.
Tiền Giang: Buộc tiêu hủy trên 200 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt cơ sở vi phạm gần 20 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 200 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thông cáo báo chí Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024 tại Thủ đô Hà Nội.
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Chiều 20/9, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký kết đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên làm thủ tục tại các cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh.
11 huyện miền núi tại Thanh Hóa có nguy cao xảy ra lũ quét, sụt lún, sạt lở đất đá
Cảnh báo trong khoảng 6h tới, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có nguy cơ cao xảy ra trên địa bàn 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Công an Thanh Hóa trao thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Chiều 20/9, tại Công an huyện Quảng Xương, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong điều tra, khám phá 2 chuyên án trộm cắp tài sản và xâm phạm mồ mả hài cốt, cưỡng đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM