Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hả đề nghị lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ ngành liên quan làm rõ mức độ thể chế hóa các nội dung của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong dự án Luật.

Chiều 19/02, chủ trì cuộc họp với các bộ ngành về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần quy định rõ về giới hạn về công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường; thống nhất cơ sở pháp lý về điều kiện thu hồi giấy phép khai thác mỏ, đóng cửa mỏ của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh Văn Điệp/TTXVN.

Đồng thời, bổ sung quy định đánh giá tác động, cân nhắc giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ di sản văn hoá, tự nhiên, rừng với tài nguyên khai thác; phương án sử dụng lớp đất đá phát sinh trong quá trình khai thác mỏ. 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ khái niệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đấu giá trong điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá đầy đủ giá trị, phương án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính…

"Dự án Luật phải làm rõ khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra; quán triệt tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng chia tách giữa quản lý quy hoạch, điều tra cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến cho dự án Luật, đại diện Bộ Tư pháp đề nghị đẩy mạnh đấu giá tài nguyên khoáng sản theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10); làm rõ cơ sở, căn cứ khoa học về việc quản lý đất đá, cát, sỏi như khoáng sản; rà soát, bảo đảm tính khả thi trong thực hiện các quy định trong dự thảo Luật, thống nhất, đồng bộ với một số luật liên quan về đầu tư, quy hoạch, đấu giá, đất đai, tài chính…

Ảnh internet.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, các thủ tục đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản cần thống nhất, đồng bộ với Luật Đầu tư.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng đề nghị cần có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trong điều tra, thăm dò địa chất, tài nguyên khoáng sản, đồng thời phân định rõ phạm vi, thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành về khai thác, chế biến, sử dụng… khoáng sản.

Đóng góp ý kiến về phân nhóm khoáng sản có giá trị cao, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị làm rõ nội hàm loại khoáng sản vật liệu xây dựng công nghiệp, thông thường; đơn giản hoá thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. 

Phó Thủ tướng lưu ý, cần quy định rõ về giới hạn về công suất khai thác mỏ theo thiết kế phù hợp với nhu cầu thị trường; thống nhất cơ sở pháp lý về điều kiện thu hồi giấy phép khai thác mỏ, đóng cửa mỏ của pháp luật đầu tư, đất đai, môi trường, nông nghiệp; đồng thời, bổ sung quy định đánh giá tác động, cân nhắc giữa lợi ích bảo tồn, bảo vệ di sản văn hóa, tự nhiên, rừng với tài nguyên khai thác.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ phương án sử dụng lớp đất đá phát sinh trong quá trình khai thác mỏ; làm rõ khái niệm điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đấu giá trong điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản; đánh giá đầy đủ giá trị, phương án khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đi kèm với khoáng sản chính…

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng gồm 12 chương, 117 điều. Ảnh internet.

Theo đó, một số nhóm vấn đề Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến như: Phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu một số vấn đề liên quan đến phạm vi điều chỉnh của luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm loại khoáng sản vật liệu xây dựng công nghiệp, thông thường; đơn giản hóa thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đánh giá tác động đối với quy định hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản đối với khu vực rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng thay vì cấm như Luật Khoáng sản hiện hành...

Các đại biểu đề xuất cần có đầu mối chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trong điều tra, thăm dò địa chất, tài nguyên khoáng sản; đồng thời phân định rõ phạm vi, thẩm quyền quản lý của các bộ chuyên ngành về khai thác, chế biến, sử dụng… khoáng sản.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang xây dựng 12 chương, 117 điều sửa đổi toàn diện Luật Khoáng sản năm 2010. Đây là dự án Luật chuyên ngành khó, liên quan đến một số Luật khác như: Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch và 1 số Luật khác, cần có sự thận trọng và bảo đảm tính thống nhất cũng như bám sát đúng tinh thần của Nghị quyết 10.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Vissan chung tay đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Vissan chung tay đóng góp cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Hướng về đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (bão Yagi), Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) tổ chức Lễ phát động chương trình “Chung tay đóng góp hỗ trợ người dân miền Bắc”. Với tinh thần đoàn kết và sẻ chia, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty Vissan đã đồng lòng đóng góp 1 ngày lương, ủng hộ tổng số tiền bao gồm cả hiện vật và hiện kim trị giá gần 500 triệu đồng.

Bỏ qua “check var”, TPBank giúp bạn chống chuyển nhầm số tiền cực xịn 
Bỏ qua “check var”, TPBank giúp bạn chống chuyển nhầm số tiền cực xịn 

ChatPay vốn đã đưa giao dịch chuyển tiền lên một nấc thang trải nghiệm mới ưu việt hơn mang đậm tính cá nhân hóa của TPBank, nay với hàng loạt cải tiến mới, khách hàng sẽ còn được trải nghiệm giao dịch nhanh - tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay” - dán thông tin chuyển tiền để thực hiện giao dịch thay vì phải nhập tay như trước đây.

Khẩn trương kiểm định lại chất lượng nhà chung cư cũ
Khẩn trương kiểm định lại chất lượng nhà chung cư cũ

Sau bão số 3, nhiều chung cư cũ trên địa bàn thành phố xuống cấp nghiêm trọng, nếu căn cứ kết quả kiểm định chất lượng trước đó đã lâu để chỉ đạo xử lý theo quy định sẽ không phù hợp, sát thực tế. Do đó, lãnh đạo thành phố giao Sở Xây dựng tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá và tổ chức kiểm định lại theo trình tự khẩn cấp các chung cư cũ, hoàn thành ngay trong tháng 9/2024.

Kon Tum chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đến hết năm 2025
Kon Tum chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đến hết năm 2025

Vừa qua, tại Hội trường Ngọc Linh (TP. Kon Tum) đã diễn ra Lễ phát động Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến hết năm 2025 do Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức.

Nam Định: Giả danh cán bộ thuộc Sở Y tế Nam Định để lừa đảo
Nam Định: Giả danh cán bộ thuộc Sở Y tế Nam Định để lừa đảo

(CLO) Theo Giám đốc Sở Y tế Nam Định Trần Trung Kiên, thời gian gần đây, Sở Y tế nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh về hành vi mạo danh cán bộ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và cán bộ Thanh tra Sở Y tế.

Giá lúa gạo hôm nay 19/9: Biến động với gạo và lúa
Giá lúa gạo hôm nay 19/9: Biến động với gạo và lúa

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (19/9) tại thị trường trong nước biến động với gạo và lúa. Theo đó, giá gạo giảm 400 - 450 đồng/kg, giá lúa tăng 100 đồng/kg.