Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, năm 2023, bên cạnh “dư âm” của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga – Ucraina và tình trạng suy thoái tài chinh ở nhiều quốc gia đã tac động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp du lịch…

Tuy nhiên, trước bối cảnh trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Định đã đề ra những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từng bước ổn định và phát triển…

Hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú ở Bình Định ngày càng phát triển, góp phần để hoạt động của ngành du lịch phát triển. Trong ảnh: Một góc hệ thống khách sạn ở ngã ba đường An Dương Vương – Nguyễn Trung Tín, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú ở Bình Định ngày càng phát triển, góp phần để hoạt động của ngành du lịch phát triển. Trong ảnh: Một góc hệ thống khách sạn ở ngã ba đường An Dương Vương – Nguyễn Trung Tín, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (Ảnh: Viết Hiền)

Theo thống kê, trong tháng 02/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh Bình Định đạt gần 8.847 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt gần 7.152 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ đạt gần 1.299 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, trong tháng 02/2023, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt gần 183 tỷ đồng, tăng gần 39% so với cùng kỳ năm 2022; Doanh thu ngành ăn uống đạt 1.109,3 tỷ đồng,  tăng 11% so cùng kỳ; dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch đạt 6,7 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2022…

Cũng theo Cục Thống kê Bình Định, tính chung 02 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch toàn tỉnh Bình Định đạt trên 18.021 tỷ đồng tăng 14% so vơi cùng kỳ năm 2022; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 14.638,2 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ.

Cụ thể, 02 tháng đầu năm 2023, doanh thu của nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành toàn tỉnh đạt 2.557 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, ngành ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất (đạt 2.192 tỷ đồng, tăng 10,5%), ngành có tốc độ tăng cao nhất là dịch vụ lưu trú (đạt 353,5 tỷ đồng, tăng 50,2%), ngành lữ hành đạt 11,5 tỷ đồng, tăng 0,2%... Bên cạnh đó, nhóm ngành dịch vụ khác đạt 826,2 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Viết Hiền

  •