Doanh nghiệp chưa đồng tình với dự Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia
Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia được Bộ Y tế dự thảo từ 2014 và đến nay vẫn chưa được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật 2018, vì đã có nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm cũng như sự cần thiết của luật này. Hiện tại Bộ Y tế đang lấy ý kiến của các Doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để hoàn thiện dự Luật trong thời gian tới.
Theo Dự án Luật, việc quy định DN phải đóng góp thêm 1 - 2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt vào Quỹ Nâng cao sức khỏe nhân dân là không phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ, làm cho DN đã khó càng khó hơn.
Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít/người/năm trong giai đoạn 2003-2005 lên tới 6,6 lít/người/năm giai đoạn 2008-2010, tức là đã tăng tới 74%. Dự báo, Việt Nam có mức độ tiêu thụ lên tới 7 lít/người/năm vào năm 2025. Trong khi, số lít cồn nguyên chất tiêu thụ bình quân của thế giới là 6,2 lít/người (2008-2010) và mức độ tiêu thụ dường như không tăng trong 15 năm qua.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, phí tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3-12% GDP của mỗi quốc gia, trong đó chi phí gián tiếp để giải quyết hậu quả lớn hơn nhiều lần so với chi phí trực tiếp. Nếu chỉ lấy mức thấp nhất là 1,3% GDP, thì tổn thất kinh tế do rượu, bia tại Việt Nam năm 2016 cũng lên tới gần 60.000 tỉ đồng (gấp trên 1,5 lần mức đóng góp của ngành rượu, bia cho ngân sách Nhà nước).
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, người sử dụng rượu, bia bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, bị suy giảm các vai trò xã hội (trong công việc, trong gia đình, trong các mối quan hệ với những người xung quanh do bỏ bê công việc, suy giảm năng suất lao động...). Người dùng không kiểm soát được hành vi, dẫn đến bạo lực, tai nạn giao thông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với nhiều căn bệnh nguy hiểm…
Đại diện giới DN, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu và nước giải khát (VBA) cho rằng, hiện các DN sản xuất rượu, bia đang gặp rất nhiều khó khăn như giá nguyên liệu tăng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%. Chính phủ cũng đã có chủ trương giảm thiểu khó khăn cho DN, trong đó có nội dung về giảm chi phí kinh doanh cho DN.Do đó, nếu theo Dự án Luật, việc quy định DN phải đóng góp thêm 1 - 2% trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt vào Quỹ Nâng cao sức khỏe nhân dân là không phù hợp với Nghị quyết của Chính phủ, làm cho DN đã khó càng khó hơn.
Quỹ Nâng cao sức khoẻ nhân dân là đề xuất của Bộ Y tế nằm tại Điều 19 của Dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia. Quỹ này nếu được ra đời, sẽ có nền tảng là Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá. Kinh phí của quỹ đến chủ yếu từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu bia, rượu và được tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Y tế ước tính nguồn kinh phí từ Quỹ Nâng cao sức khỏe nhân dân hàng năm sẽ đóng góp khoảng 360 tỉ đồng từ khoản đóng góp bắt buộc (từ các DN sản xuất và nhập khẩu rượu, bia) cho các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá.
Nhiều DN cho rằng, với điều kiện Việt Nam, việc ban hành thêm quỹ sẽ gây tốn nguồn lực. Hơn nữa, việc đánh đồng rượu, bia với thuốc lá là không phù hợp, trong khi chính sách, chủ trương cho 2 ngành hàng này là hoàn toàn khác nhau... Đặc biệt, theo đại diện giới DN, không cần thiết ban hành Luật Phòng, chống, tác hại rượu, bia, bởi hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng rượu, bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư…
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay chưa có quốc gia nào trên thế giới ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Có một số ít nước ban hành Luật Kiểm soát rượu, bia (Thái Lan) hoặc Luật về kiểm soát chất có cồn (Lithuania)…
Phản biện lại vấn đề này, Bộ Y tế cho rằng, tên gọi luật của các quốc gia có thể khác nhau, nhưng mục đích lại giống nhau, đó là góp phần giảm tiêu dùng rượu, bia ở mức nguy hại và bảo vệ sức khỏe người dân và đều quy định các biện pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Theo Bộ Y tế, một trong những quan điểm xây dựng luật này, là Nhà nước không cấm sản xuất và sử dụng rượu, bia, nhưng hạn chế và không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác để bảo vệ sức khỏe. Luật sẽ đảm bảo tôn trọng, bảo đảm quyền sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời xác định rõ ràng trách nhiệm xã hội của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu, bia đối với sức khoẻ cộng đồng.
Theo dự kiến, Dự án Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia sẽ trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6, diễn ra vào tháng 10/2018.
Bảo Ngọc T/h
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới