Huyết áp cao - Sát thủ thầm lặng dễ gặp nhưng khó trị
Tăng huyết áp được ví như kẻ “sát thủ thầm lặng” bởi thường không biểu hiện rầm rộ, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát sớm, huyết áp cao có thể dẫn đến những nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa…
Nguy hiểm như vậy nhưng tăng huyết áp hiện là căn bệnh ngày càng phổ biến và việc điều trị không hề đơn giản. Theo thống kê tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì đã có 4 người bị huyết áp cao. Trong đó, chỉ có gần 18% người bệnh kiểm soát được huyết áp của mình.
Triệu chứng khi bị huyết áp cao
Đúng nghĩa với từ “thầm lặng”, tăng huyết áp giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng báo trước hoặc chỉ có những dấu hiệu mơ hồ, không đặc trưng gồm:
Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
Ù tai, mất ngủ nhẹ
Chảy máu mũi
Giai đoạn nặng hơn: Khó thở, tức ngực, mờ mắt, tê tay, tê chân, buồn nôn, nôn…
Cho đến khi huyết áp đột ngột lên cao, xuất hiện biến chứng thì bệnh nhân có thể đã bị đột quỵ, nhồi máu, rơi vào hôn mê, yếu liệt… Vì vậy, thường xuyên thăm khám, đo huyết áp định kỳ là điều quan trọng để phát hiện sớm tăng huyết áp và dự phòng biến chứng.
Các biện pháp điều trị tăng huyết áp
Việc điều trị huyết áp cao phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp và các tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung đó là cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều biện pháp:
Thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số huyết áp. Muốn kiểm soát tốt huyết áp, bạn cần xây dựng một lối sống khoa học:
Ăn nhạt, không nên ăn quá 3 - 5g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê), bao gồm cả lượng muối có sẵn trong thực phẩm và muối ở các loại gia vị nấu nướng.
Giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá béo và ăn ít đường, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.
Tập thể dục đều đặn, ít nhất nửa giờ mỗi ngày và 3 - 5 buổi/tuần.
Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Duy trì nếp sinh hoạt điều độ, ngủ sớm và đủ giấc, tránh trạng thái căng thẳng, xúc động quá mức…
Sử dụng thuốc tây
Khi bị tăng huyết áp, người bệnh thường được chỉ định dùng 1 hoặc phối hợp 2 nhóm thuốc trong các nhóm dưới đây:
Nhóm chẹn kênh canxi: Felodipine, Amlodipine, Nifedipine… làm hạ huyết áp theo cơ chế giãn mạch ngoại vi.
Thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Benazepril, Enalapril, Perindopril… cũng giúp hạ huyết áp theo cơ chế giảm sức cản ngoại vi.
Nhóm chẹn thụ thể Angiotensin II: Valsartan, Losartan, Telmisartan… ức chế hệ renin - angiotensin và hạ huyết áp.
Nhóm thuốc chẹn beta: Metoprolol, Labetalol, Propranolol, Carvedilol, Atenolol… làm chậm nhịp tim, giảm sự co bóp của cơ tim và hạ huyết áp.
Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, Methyclothiazide, Chlorothiazide… hạ huyết áp bằng cách giảm thể tích tuần hoàn.
Dùng các thảo dược tác động đa cơ chế
Tuy tân dược cho tác dụng nhanh nhưng khi dùng thuốc, người bệnh cần sử dụng dài ngày để kiểm soát huyết áp. Điều này khiến bệnh nhân khó tránh khỏi các tác dụng phụ, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh kết hợp thêm các thảo dược giúp hạ và ổn định huyết áp một cách hiệu quả và an toàn hơn như:
Cần tây: Giàu các hoạt chất có hoạt tính sinh học giúp hạ huyết áp nhờ khả năng làm giãn mạch, điều hòa nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy cần tây có thể hạ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương từ 23 - 38 mmHg nhưng không tác động lên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp quá mức. Đồng thời, cần tây còn làm giảm lipid máu, ngừa xơ vữa động mạch, ngăn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tỏi: Tỏi chứa allicin, vitamin C, selen có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol máu, làm sạch mạch máu. Từ đó giúp giảm sức cản ngoại vi, cho huyết áp luôn được ổn định.
Hoàng bá: Chứa hoạt chất berberin giúp hạ mỡ máu, phòng xơ vữa động mạch, cho lòng mạch thông thoáng và hạ huyết áp.
Lá dâu tằm: Giúp giãn mạch và hạ huyết áp. Cao lá dâu tằm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền chữa cao huyết áp.
Nattokinase: Hạ huyết áp theo cơ chế làm giảm sự kết dính của các tế bào máu, giảm độ nhớt máu, ngừa hình thành cục máu đông.
Định Áp Vương - Giải pháp thảo dược hạ và ổn định huyết áp bền vững
Kế thừa tinh hoa từ các vị thảo mộc quý trong điều trị tăng huyết áp và ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất - Công nghệ Lượng tử, các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm . Định Áp Vương có thành phần chính từ cao cần tây, kết hợp cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm và nattokinase cho tác động toàn diện lên đa cơ chế của huyết áp cao, giúp hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp bền vững. Từ đó, sử dụng thảo dược Định Áp Vương giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tối ưu, phòng các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận nguy hiểm.
Đặc biệt, sản phẩm từ thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ và không xuất hiện tương tác nên người bệnh có thể phối hợp cùng thuốc tây y để nâng cao hiệu quả hạ và kiểm soát huyết áp. Theo khảo sát của tạp chí VN Economy, đã có đến 92,8% người dùng hài lòng đến rất hài lòng về khả năng giảm huyết áp cao, giảm rõ rệt các cơn đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực và phòng biến chứng của sản phẩm.
Sau nhiều năm có mặt trên dược trường, Định Áp Vương còn vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Top 10 Thương hiệu Mạnh Quốc gia 2024, Thương hiệu vàng chất lượng Quốc tế; Top 100 Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em… Đây đều là những minh chứng mạnh mẽ cho chất lượng và giá trị mà sản phẩm mang lại cho hàng triệu người dùng.
Định Áp Vương đã được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm hiệu thuốc gần nhất có bán sản phẩm, bạn có thể truy cập đường ngay. Muốn huyết áp ổn định không cao, sợ chi tai biến, phòng ngừa suy tim, đừng quên kiên trì sử dụng Định Áp Vương với liều 4 - 6 viên/ngày, tối thiểu 3 - 6 tháng nhé!
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mai Anh