Điều chỉnh cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là rất cần thiết
Ngày 10/8, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội họp cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CCCD (sửa đổi). Trong đó, đáng chú ý là dự thảo dự kiến mở rộng đối tượng áp dụng đối với người gốc Việt Nam để cấp giấy chứng nhận CCCD.
Cần cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt?
Nêu quan điểm của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân cho biết: “Người gốc Việt không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại từ lâu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này”.
Theo thường trực cơ quan thẩm tra dự án luật, người gốc Việt không có quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta, cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Họ cũng có quyền tham gia giao dịch hành chính, dân sự trong xã hội nhưng bản thân những người này, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước đều không có giấy tờ để chứng minh về nhân thân và lai lịch. Do vậy, cơ quan nhà nước chưa xác định được quốc tịch đối với những người này. Họ cũng chưa đủ điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc cấp thẻ thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân, thực tiễn trên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với người gốc Việt, nhất là vấn đề bảo đảm an ninh trật tự. Mặt khác, đây cũng là rào cản đối với họ khi thực hiện những quyền cơ bản của con người được pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế quy định, như quyền khám chữa bệnh, tìm kiếm việc làm, học tập, hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội...
“Phần nhiều trong số họ là những người yếu thế - là người di cư, cư trú không ổn định, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người nghèo, người sinh sống trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa... Và đến nay, trải qua nhiều thế hệ, họ đều không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ đầy đủ”, bà Xuân đánh giá.
Như vậy, từ phân tích trên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) bổ sung, điều chỉnh đối với đối tượng người gốc Việt là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Vấn đề mang tính nhân văn
Trong khuôn khổ phiên họp, các đại biểu cho rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật, cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là rất cần thiết. Việc này mở ra hướng giải quyết đối với một bộ phận người gốc Việt có nguyện vọng cần có một loại giấy tờ tùy thân khi chưa xác định được quốc tịch. Qua đó, giúp họ ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, được bảo đảm quyền lợi trong giao dịch dân sự…
“Đây là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm quyền lợi của người gốc Việt, những người yếu thế trong xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước”, các ý kiến đánh giá.
Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm và Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Vũ Xuân Hùng đề nghị ban soạn thảo cần đưa ra những lý do thuyết phục hơn về nội dung này. Cụ thể, các đại biểu đề nghị cần có thống kê, phân loại và đánh giá thực trạng những đối tượng là người gốc Việt đang sinh sống tại VN chưa có quốc tịch, qua đó đánh giá tác động của nhu cầu và việc cấp giấy chứng nhận cho người gốc Việt. Ý kiến này cũng đề nghị cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực này.
Tới dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tham mưu Chính phủ, đánh giá thật đầy đủ tác động của luật, bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, tại kỳ họp thứ năm vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị của phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nêu tại dự thảo luật. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong đó, lưu ý việc giải trình về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật phải dựa trên Công ước về quyền con người của Liên hợp quốc, hiến định về quyền con người và quyền công dân cũng như việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, kinh nghiệm quốc tế…
Liên quan đến thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu về dân cư, thông tin thể hiện trên thẻ căn cước, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị làm rõ thông tin nào bắt buộc, thông tin nào không bắt buộc phải thu thập. Cạnh đó, phải làm rõ công tác chia sẻ dữ liệu, khai thác dữ liệu và bảo mật đối với thông tin của công dân.
Minh An (T/h)
Tin mới
Gần 200 VĐV dự Giải vô địch các đội mạnh bắn cung quốc gia tại Vũng Tàu
Ngày 12/9, tại Sân vận động Lam Sơn, TP. Vũng Tàu gần 200 cung thủ thuộc 18 đơn vị đến từ các tỉnh, thành, ngành trong cả nước tham dự Lễ khai mạc và chính thức bước vào thi đấu Giải vô địch các đội mạnh bắn cung quốc gia năm 2024 do Cục Thể dục Thể thao phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho 10 tỉnh thành ảnh hưởng bão lũ
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
Tiền Giang ủng hộ 2 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Tỉnh ủy Tiền Giang đã thống nhất chủ trương hỗ trợ 2 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ của tỉnh về Quỹ Cứu trợ Trung ương để hỗ trợ kịp thời cho đồng bào miền Bắc thiệt hại do bão số 3.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9 của các công ty chứng khoán.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
Chiều 12/9, Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào