Tham dự Diễn đàn có Ông Nguyễn Văn Tiền, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội; Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Tái tạo; Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT; GS.TS Nguyễn Thế Mịch, Đại Học Bách Khoa Hà Nội; PGS. TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng; TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; bà Trần Thị Thu Trà - Ban Chiến lược phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Ông Nguyễn Tuấn Việt, Phó trưởng phòng tín dụng không tập trung, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia năng lượng cao cấp - Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ.

Về phía đơn vị tổ chức, xin trân trọng giới thiệu: Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam; bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch thường trực Hội; ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, cùng các phòng, ban của Hội.

Toàn cảnh buổi Diễn đàn
Toàn cảnh buổi Diễn đàn.

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã khẳng định vị trí của những người "tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu" khi đưa ra các cam kết tham vọng về mục tiêu "đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050" và ký tham gia toàn bộ nội dung của "Tuyên bố toàn cầu về việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch" tại COP26.

Vậy đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam và với nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu liệu có khả thi? Những cam kết này sẽ mang lại những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam? Đâu là những điều kiện cần và đủ để chuyển hóa các cam kết chính trị thành những hành động cụ thể? Bằng cách nào? Do ai thực hiện? Nguồn lực ở đâu? Cần phải có đột phá gì, ở lĩnh vực then chốt nào? Tương lai phát triển của ngành năng lượng Việt Nam sẽ ra sao? Và năng lượng tái tạo có vai trò gì trong lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho Việt Nam?

Với vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp đề xuất những ý kiến, góp ý, chia sẻ các định hướng, giải pháp thực tiễn để tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, cơ chế chính sách trong việc phát triển năng lượng điện gió, tạo cơ hội để cung cấp một nguồn năng lượng xanh, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức “Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050”.

Diễn đàn là dịp để các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung đánh giá về cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính; cơ hội, thách thức và việc huy động, bố trí nguồn lực cho việc phát triển điện gió, các kịch bản Net Zero cho ngành năng lượng Việt Nam
Diễn đàn là dịp để các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung đánh giá về cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính; cơ hội, thách thức và việc huy động, bố trí nguồn lực cho việc phát triển điện gió, các kịch bản Net Zero cho ngành năng lượng Việt Nam.

Diễn đàn là dịp để các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung đánh giá về cơ chế, chính sách, công nghệ, tài chính; cơ hội, thách thức và việc huy động, bố trí nguồn lực cho việc phát triển điện gió, các kịch bản Net Zero cho ngành năng lượng Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh việc huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện gió nói riêng, tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đồng thời là dịp các doanh nghiệp cũng nêu ra những khó khăn trong việc phát triển điện gió như công nghệ, chi phí đầu tư, sản xuất lớn cũng như vấn đề giá hiện nay.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp với sự tham gia của các đại biểu đại diện của Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội, đại diện Cục biến đổi khí hậu, Hiệp Hội Năng lượng tái tạo, các chuyên gia về biến đổi khí hậu, môi trường và các doanh nghiệp liên quan.

Diễn đàn còn có mặt của các đại diện các phòng ban của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các PV báo đài đến dự và đưa tin và sự đồng hành thiết thực đến từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hỗ trợ, góp phần chung tay vì sự thành công của chương trình.

Diễn đàn được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (...)

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam là tất yếu. Việt Nam là nước sẽ chịu nhiều tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng, cần tham gia với cộng đồng quốc tế chống biến đổi khí hậu và không thể đứng ngoài cuộc. Trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được mục tiêu đã cam kết về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, điện gió là một yếu tố đóng góp chính vào cơ cấu năng lượng. Quy hoạch Điện VIII (PDP8) dự báo rằng không phải điện mặt trời mà là năng lượng điện gió sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo của Việt Nam.

Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn
Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Có thể khẳng định, với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, Việt Nam hoàn toàn có thể hiện thực hóa việc trung hòa carbon ngành năng lượng nói riêng và trung hòa carbon nói chung đến 2050, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Với ý nghĩa to lớn đó, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, với vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, đề xuất những ý kiến, đóng góp, chia sẻ các định hướng, giải pháp thực tiễn để tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, cơ chế chính sách trong việc phát triển năng lượng điện gió, tạo cơ hội để cung cấp một nguồn năng lượng xanh đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Việc phát triển điện gió chính là hướng đi mới, phù hợp với xu thế Thế giới, không gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một trọng những giải pháp góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lần thứ 26. Vì vậy, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Diễn đàn: "Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050".

Phát biểu chào mừng Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Tiền - Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội cho biết: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo được xác định rõ tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và đang dần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có lợi thế rất quan trọng đối với năng lượng gió, vị trí thuận lợi phát triển đặc biệt là điện gió ngoài khơi giúp chúng ta thoát khỏi phụ thuộc nguồn năng lượng hóa thạch.

Ông Nguyễn Văn Tiền, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn
Ông Nguyễn Văn Tiền, Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn.

Việt Nam xác định rõ việc tập trung phát triển năng lượng tái tạo, Quốc hội và Ủy Ban thường vụ Quốc hội đang tiến hành giám sát Chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng" trong đó trọng tâm về việc chuyển dịch năng lượng, thách thức, cơ hội, những vấn đề đặt ra và giải pháp, tác động của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học (cả trên cạn và dưới nước) và tình hình phát thải khí nhà kính. Trong đó làm rõ đóng góp của ngành năng lượng vào tổng phát thải của Việt Nam, khả năng đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon trong thời gian tới, ông Tiền cho biết them

Bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Bà Phạm Thị Xuân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Toàn - Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
Ông Nguyễn Văn Toàn - Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống.

Điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu trong bối cảnh nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây tác động không tốt đến môi trường. Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, điện gió có vai trò quan trọng trong hệ thống năng lượng tương lai, là chìa khóa để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển xanh, bền vững đã đề ra.

Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo chia sẻ tại Diễn đàn
Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo chia sẻ tại Diễn đàn.

Theo TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện nghiên cứu biển và hải đảo cho biết, Việt Nam là một trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về đầu tư vào nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Đánh giá về sự thay đổi, gia tăng các nguồn điện solar và gió, theo TS. Dư Văn Toán, đến cuối năm 2021 có tổng công suất trên 4.100 MW điện gió. Về định hướng các nguồn điện tại Việt Nam, để hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050, tỷ trọng công suất NLTT sẽ tăng dần: Năm 2020 đạt 25%; 2030 đạt gần 32%, năm 2045 đạt gần 58%. Đối với điện gió ngoài khơi, theo quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì quy mô có thể tăng thêm. Định hướng đến năm 2050, đạt 70.000-91.500MW.00 Về Cấp phép khảo sát NLGNK tại VN, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện xong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP; trong đó, đã bổ sung quy định về hồ sơ, trình tự thẩm định, ban hành văn bản chấp thuận đo đạc, quan trắc, đánh giá tài nguyên biển. Để phát triển năng lường điện gió TS. Dư Văn Toán kiến nghị cần xây dựng Khung pháp lý cho NLTT và ĐGNK: Luật NLTT (ĐMT, gió NK, sóng…; Các văn bản nghị định , thông tư quy định về NLTT, ĐGNk, các vấn đề BVMT, Zero cacbon; Tiêu chuẩn quốc gia, Quy định kỹ thuật, chính sách Quản lý rác thải, tái chế, thu gom từ NLTT (tấm pin MT, tuabin gió, tuabin sóng..); Lộ trình phát triển dài hạn NLTT, đgnk; QH năng lượng, quy hoạch điện, quy hoạch không gian biển dài hạn, gắn với các ngành kinh tế khác.

Các đại biểu theo dõi tham luận tại Diễn đàn
Các đại biểu theo dõi tham luận tại Diễn đàn.

Hiện nay, còn nhiều vấn đề liên quan khác đến điện gió ngoài khơi cần tháo gỡ như: Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch không gian cho NLGK (Xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp không gian biển của NLTT với các ngành kinh tế khác, dân cư); Tác động đến môi trường, đa dạng sinh học; Chuỗi cung ứng cho phát triển ĐGNK; Vốn , tài chính xanh cho ĐGNK; Hạ tầng cho ĐGNK, cáp ngầm, truyền tải, hớp đồng mua bán điện…); Chính sách Quốc gia dài hạn về ĐGNK (luật, nghị định cấp quốc gia về ĐGNK), cơ quan đầu mối, trình tự cập phép, thẩm định, thu hồi, gia hạn dự án; Sự tham gia của các cty nhà đầu tư nước ngoài; Tích hợp NLGNK và green hydrogen.

Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (bên phải); Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Tái tạo (ở giữa); Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT (bên trái)
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (bên phải); Ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Tái tạo (ở giữa); Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT (bên trái).

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ TN&MT cho biết: Cam kết Đạt mức Phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050: Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu tại COP 26: “…Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.”

Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ TN&MT chia sẻ tại Diễn đàn
Ông Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ TN&MT chia sẻ tại Diễn đàn.

Vào năm 2020, Việt Nam cam kết đến năm 2030 cắt giảm 9% phát thải KNK, và sẽ đạt 27% với hỗ trợ quốc tế. Cam kết này sẽ cần được cập nhật vào năm 2022 để phù hợp với tham vọng đạt phát thải ròng bằng ”0” vào năm 2050.

Việc thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26 trong việc giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Triển khai thực hiện giảm phát thải khí nhà kính được cụ thể tại các Điều khoản trong chương VII Ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời đã có những văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cụ thể quy định trong Nghị định 06/2022-NĐ-CP.

Chiến lược quốc gia về viến đổi khí hậu là nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại diễn đàn, đại diện Cục Biến đổi khí hậu – Bộ TN&MT cũng đã chia sẻ những thuận lợi và tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam. Cụ thể: Tiềm năng kỹ thuật: điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt 31.808 km2 tương đương 162.200 MW (Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, DEA, 2020); Giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải khí nhà kính; Tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cải thiện đời sống của người dân; Các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió không bị giới hạn, đồng thời ít hoặc không xảy ra xung đột với cộng đồng cư dân; Cấu trúc các tua bin gió ngoài khơi có thể hoạt động như các rạn san hô nhân tạo, thu hút sinh vật biển, tác động tích cực tới hệ sinh thái biển; Đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió hoàn toàn có thể trở thành nguồn chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai

Định hướng phát triển điện gió ngoài khơi: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2015; Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

Bên cạnh những thuận lợi cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục thông qua các biểu hiện như: Khó huy động nguồn vốn lớn; tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ khiến cho dự án trải qua nhiều quy trình và trình tự thủ tục đầu tư….; Quy hoạch không gian biển quốc gia bảo đảm tận dụng được nguồn năng lượng, tránh mâu thuẫn với các ngành kinh tế khác và giảm tác động đến hệ sinh thái biển; Còn thiếu quy định về hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển; Chưa có quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường trên biển đối với từng khu vực biển; Chưa có quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án để vừa bảo đảm khuyến khích nhà đầu tư tham gia dự án, vừa bảo đảm cân đối hệ thống truyền tải điện.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn
Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Nguồn lực cho phát triển điện gió

Nói về các giải pháp thực hiện mục tiêu Net Zero 2050, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy đưa ra 5 giải pháp, bao gồm Các giải pháp thực hiện mục tiêu Net Zero 2050 bao gồm nhiều lĩnh vực trong đó nông nghiệp: Thứ nhất, chuyển đổi cây trồng, công nghệ, phân bón hữu cơ,.... Thứ 2, về lĩnh vực chất thải: Xử lý rác công nghệ Biogas; phát điện;... Thứ 3, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF): Trồng rừng. Thứ 4, công nghiệp: Sử dụng phụ gia khoáng thiên nhiên thay thế clinker;... Thứ 5, năng lượng: Thực hiện chuyển đổi năng lượng - Sử dụng năng lượng tái tạo thay cho NL hóa thạch - Sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả - Điện khí hóa.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy chia sẻ tại Diễn đàn
Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy chia sẻ tại Diễn đàn.

Đề cập đến các chính sách phát triển điện gió Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank) Việt Nam đang đứng trong Top 10 (xếp thứ 8) các quốc gia có đầu tư vào NLTT cao nhất trên thế giới, đạt 7,4 tỷ USD. Trong khi đó, Pháp và Đức là 7,3 và 7,1 tỷ USD. Với mức đầu tư này, Việt Nam đã vượt qua 2 cường quốc về kinh tế lớn của thế giới trong việc đầu tư vào NLTT. Để phát triển điện gió tại Việt Nam, Chính phủ đã có chiến lược phát triển NLTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại QĐ 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 và Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển NL Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Các Quyết định của TTgCP về cơ chế khuyến khích các dự án điện gió gồm: QĐ 37/2011/QĐ-TTg: Giá điện gió 7,8 Uscents/kWh; QĐ 39/2018/QĐ-TTg: Giá điện gió trên đất liền 8,5 Uscents/kWh; trên biển 9,8 UScent/kWh và mới đây nhất là QĐ 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của TTgCP phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Định hướng phát triển điện gió tại Việt Nam tromg thời gian tới, ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: Cần đẩy mạnh phát triển các nguồn NLTT trong đó có điện gió trên bờ và ngoài khơi và ưu tiên phát triển không giới hạn công suất các nguồn điện từ NLTT phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,…). Năm 2030, xuất khẩu điện khoảng 5.000-10.000 MW.

Tại Diễn đàn, Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho biết: Hiện nay, Việt Nam hiện là một nền kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng cao, chính vì vậy nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đẩy mạnh việc chuyển đổi ngành năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch. Đây cũng là xu hướng tất yếu để đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững.. Mục tiêu, năm 2050 tổng phát thải từ lĩnh vực năng lượng 101,1tr.t CO2tđ (Chiến lược BĐKH). Vai trò giảm phát thải lớn nhất: ngành năng lượng giảm 1109,2 tr.t CO2 so với BAU 1210,3 tr.t CO2.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam trình bày tham luận tại Diễn đàn
Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam trình bày tham luận tại Diễn đàn.

Các thách thức, khó khăn đối với Nhà đầu tư gặp phải về chính sách chưa rõ ràng. Thứ nhất, về thời gian phê duyệt Quy hoạch điện VIII kéo dài. thứ hai về đàm phán hợp đồng PPA (giá bán điện). thư ba , chưa có văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể bước triển khai các dự án NLTT sau Quy hoạch điện VIII được phê duyệt. Thứ tư, ưu đãi đầu tư chưa thu hút Nhà đầu tư nước ngoài. Phụ thuộc khả năng truyền tải hệ thống điện Quốc gia. Cuối cùng là thời gian và quy trình GPMB lâu, chậm bàn giao mặt bằng.

Tiếp đến, chi phí đầu tư lớn: Chi phí về đầu tư ban đầu (thiết bị, máy móc, nhân sự…) lớn. Nhà thầu EPC quốc tế (điện gió) nên chi phí cao hơn. O&M phụ thuộc vào Nhà sản xuất thiết bị. Thiếu các dịch vụ như cung cấp thiết bị thay thế, sửa chữa, vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn: các vùng được đánh giá tiềm năng cao phần lớn nằm ở những khu vực chưa phát triển về hạ tầng khiến NĐT phải mất thêm chi phí để đầu tư vào hạ tầng (đường vào dự án, tuyến đường truyền tải,...).

Tài chính doanh nghiệp về hạn chế yêu cầu vốn đối ứng lớn. Lãi suất cao, quy trình cấp vốn lâu (khoảng 30 loại giấy tờ). Chênh lệch lãi suất vay ngắn hạn và vay dài hạn không đáng kể nên Ngân hàng không có động lực cho vay. Doanh thu không ổn định. Thời gian áp dụng giá FIT ngắn, khó khăn cho quá trình đàm phán vốn vay các dự án NLTT có công suất lớn, thời gian xây dựng dài.

Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Tuấn Việt, Phó Trưởng phòng tín dụng không tập trung, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thông tin về chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án điện gió. Cụ thể, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có vốn điều lệ hiện tại: 1.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP: Tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Với cơ chế cho vay lãi xuất ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo;... cho vay đầu tư nhà máy thủy điện nhỏ (công suất đến 30MW), nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện sinh khối, hệ thống điện mặt trời áp mái,...

Đối tượng là Tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường; Lãi suất vay ưu đãi: 2,6%/năm hoặc 3,6%/năm; Lãi suất cố định suốt thời gian vay; Thời gian vay vốn: Tối đa 10 năm; Thời gian ân hạn: Tối đa 02 năm; Số tiền cho vay: Tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Hiện tại mức cho vay không quá 36,6 tỷ đồng đối với một dự án và không quá 73,2 tỷ đồng đối với một Chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi thảo luận
Ông Nguyễn Linh Ngọc – Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch & Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi thảo luận.

Nguồn lực tài chính là một cấu phần quan trọng của chuyển dịch Năng lượng, việc khơi thông nguồn vốn cho các dự án sản xuất năng lượng tái tạo trong đó có điện gió và hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam.

Ông Mai Trọng Thịnh, đại diện công ty Bắc Phương chia sẻ tại Diễn đàn
Ông Mai Trọng Thịnh, đại diện công ty Bắc Phương chia sẻ tại Diễn đàn.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Mai Trọng Thịnh, đại diện công ty Bắc Phương cho biết: Sau khi có quy hoạch điện VIII, các doanh nghiệp cũng rất quyết liệt. Sắp tới khi quy hoạch VIII triển khai được cần tổng thể hơn nữa về vốn, chính sách. Tuy nhiên, công nghệ chưa thể hạ giá thành, Vì vậy, cần hài hòa lợi ích các bên.

PGS. TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng
PGS. TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng.

Theo PGS. TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, để thực hiện quy hoạch điện 8 phát triển năng lượng tái tạo trong đó có điện gió là một quá trình dài và có kiến nghị Chính phủ đánh giá thực trạng về vấn đề năng lượng năm vừa qua bất cập ra sao, khó khăn do đâu, điện sản xuất ra không bán được, thiếu truyền tải, đề nghị về minh bạch giá. Kiến nghị lộ trình cụ thế trách nhiệm cụ thể. Quy hoạch điện VIII có thể nói đã tháo gỡ về vấn đề môi trường khi chuyển đổi năng lượng, đảm bảo mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Việt Nam chúng ta có tiềm năng về gió, tiềm năng công nghệ, con người, tôi cũng rất kỳ vọng nhiều về nguồn năng lượng này. Kiến nghị về lâu dài vấn đề truyền tải điện có nên xã hội hóa? Khi nguồn năng lượng bị thiếu làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, chú trọng định hướng về vấn đề quản lý điện, PGS. TS Bùi Thị An cho biết thêm.

GS.TS Nguyễn Thế Mịch, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
GS.TS Nguyễn Thế Mịch, Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Với quan điểm của mình, GS.TS Nguyễn Thế Mịch, Đại Học Bách Khoa Hà Nội cho rằng thực tế, cuộc đua sử dụng năng lượng tái tạo là xu hướng khách quan, có sức ép cho các nước đi sau đặc biệt là các nước đang phát triển đang đối mặt với thực hiện tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính…

Tôi nghĩ ra tất cả các năng lượng đến ở đây đều là mặt trời. Mặt trời sinh ra tất cả trong đó có gió. Năng lượng mà con người sử dụng chiếm 1 lượng rất nhỏ nên chuyển sang NLTT là không bao giờ hết cả và nếu đi vào đấy thì đảm bảo cho nhân loại sẽ đi đúng hướng để mà cân bằng chúng ta không tác động xấu làm hủy diệt trái đất, ông Mịch cho biết thêm.

Với nhu cầu của chúng ta hiện nay thì chúng ta cũng chừng 100 MW thôi, đến năm nào đấy thì điện gió mới lên đến hơn 90MW thì đảm bảo được nét zero. Để thấy là mục tiêu thì rất rõ ràng nhưng lộ trình cũng phải rõ ràng. Năm nào đạt đến đâu. Chúng ta chỉ có 17 năm thôi mà bây giờ chúng ta chưa có cái gì cả. Các cố vấn đã giúp xây dựng ra quy hoạch điện 8 là rất quan trọng rồi nên phải nhanh chóng có lộ trình và hơn nữa phải có giải pháp.

“Một trong những cái quan trọng nhất là Chính phủ phải sớm đưa được cái lộ trình. Năm nào đạt đến bao nhiêu về phần xây dựng thêm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năm nào thì giảm các nhà máy nhiệt điện đi. Chúng ta phải có lộ trình để đối chiếu đến năm 2030 chúng ta có cái gì, đến năm 2035 có cái gì, ai chịu trách nhiệm về cái đó”, GS.TS Nguyễn Thế Mịch nêu quan điểm.

GS Nguyễn Thế Mịch cho rằng con số công suất lắp đặt điện gió, điện mặt trời so với công suất lắp đặt thực tế rất khác với điện năng thu được. Ví dụ như nhà máy nhiệt điện, nếu nhà máy tốt thì điện năng thu được gần như là lắp bao nhiêu ra bấy nhiêu, phụ thuộc vào sửa chữa ở rừng nhưng với điện gió ở đất liền nếu CEF bằng o,3 như hiện nay thì với công nghệ như hiện nay có thể là có lãi rồi. Nhưng với điện gió ở biển thì CEF có cao hơn thì tư vấn, lựa chọn thiết bị như thế nào để thời gian thực hành thực không phải sửa chữa nhiều.

Tóm lại là với NLTT, riêng về gió thôi, nước chúng ta có tiềm năng để xuất khẩu cho toàn bộ khu vực này nên chúng ta nên đầu tư một cách hết sức chỉn chu và nên có người phụ trách về mảng này để sớm đẩy mảng NLTT phát triển. Gió thì về mật độ năng lượng thấp hơn so với nước rất nhiều nhưng lại có ưu điểm là đến lại đi, không lấy được thì mất. “Không giống như đầu tư vào thủy điện, trữ nước mất là mất hay năng lượng hóa thạch cũng thế. Cho nên NLTT có ưu điểm tuyệt vời như vậy trong khi nước chúng ta về khía cạnh năng lượng thương mại có thừa rất nhiều lần để mà xuất khẩu. Đây là ngành vừa giải quyết được vấn đề việc làm vì thu hút nhiều nhân công lao động, vừa giúp chúng ta thừa năng lượng để dùng, vừa xuất khẩu được NLTT ra nước ngoài với số tiền thu về không nhỏ”, GS Nguyễn Thế Mịch chia sẻ.

Ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia năng lượng cao cấp - Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ chia sẻ tại Diễn đàn
Ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia năng lượng cao cấp - Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ chia sẻ tại Diễn đàn.

Đóng góp ý kiến tại Diễn đàn, ông Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia năng lượng cao cấp - Chương trình hỗ trợ năng lượng GIZ cho biết, về vấn đề Net Zero, đây là mục tiêu chung của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam và Đức. Đối với Đức, nền tảng phát triển điện gió đã có từ những năm 80-90. Bên cạnh đó công nghệ tái tạo năng lượng của Đức cũng phát triển rất mạnh mẽ.

Về phía GIZ, chúng tôi đánh giá cao về tinh thần chỉ đạo nhất quán với góc độ chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam, các quốc gia bao gồm Đức luôn luôn cố gắng phát triển nguồn năng lượng mới.

Triển khai quy hoạch điện VIII, từ góc độ của Đức, trên thị trường điện gió, từ năm 2000 đến năm 2023, Đức đã ban hành sửa đổi bổ sung 8 lần luật năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, mỗi năm Đức đều có chính sách mới cho luật năng lượng tái tạo để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Chính phủ Đức cũng có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.

Theo đó, các quốc gia cần bám sát luật, Chính phủ cũng cần có sự linh hoạt trong vấn đề năng lượng tái tạo.

Bà Nguyễn Thị Châu Huyền, Giám đốc đại diện ISC Singapore tại Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Châu Huyền, Giám đốc đại diện ISC Singapore tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm tư vấn các vấn đề môi trường ở Singapore, bà Nguyễn Thị Châu Huyền, Giám đốc đại diện ISC Singapore tại Việt Nam chia sẻ, ISC vào Việt Nam hơn hai năm nay, chúng tôi chuyên cung cấp các vấn đề hồ sơ môi trường chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài dự án về môi trường xã hội thì ISC cũng lập bộ chuẩn cho các dự án năng lượng sạch ở Việt Nam. Về lộ trình phát triển singapore cũng có định hướng Net Zero giống Việt Nam, IMA cũng là đơn vị được kêu gọi nhập điện từ Indo, campuchia, đi qua đường dây của Thái Lan Lào nhập qua Singapore. Các ơn vị quốc tế rất quan tâm đến thị trường năng lượng điện gió ở Việt Nam. Trong hơn 2 năm ISC ở Việt Nam thấy quy hoạch điện VIII là mốc rất quan trọng để phát triển năng lượng tái tạo nhưng lại gây những khó khăn về quy hoạch đất hay không như thế nào? Xây dựng về điện gió, quy hoạch có ảnh hưởng thế nào?. Cái khó khăn mà sắp tới điện VIII cần giải quyết về quy hoạch, diện tích sử dụng đất. Ví dụ về xây dựng điện gió ngoài khơi và đưa điện về đất liền nó sẽ ảnh hưởng đến quy hoạch ra sao. Con đường tiếp cận dự án mình có làm ảnh hưởng sinh thái, dân cư. Việt Nam chưa có kinh nghiệm xây dựng điện gió ngoài khơi thì chúng ta cần xem xét về hệ sinh thái tài nguyên, nền móng có ảnh hưởng thế nào. Trong quá trình xây dựng điện gió ngoài khơi có rất nhiều các chất lắng đọng chúng ta cần xử lý tác động môi trường cần đặt ra và giải quyết. Nhìn chung các dự án ngoài biển có tác động tiếng ồn phát sinh trong xây dựng gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, cần có giải pháp giảm tiếng ồn không ảnh hưởng đến các sinh vật biển. Giai đoạn vận hành phát triển dự án về vấn đề di dời dân và các đối tác ảnh hưởng đến dự án, có phương pháp về di dời dân và các chính sách sao cho phù hợp và theo dõi xem các giải pháp có tốt hay không. Các tiêu chuẩn quốc tế đưa ra xa hơn khoảng 2km đánh giá tiếng ồn ngoài khơi,  xem trong giai đoạn vận hành có bị ảnh hưởng và phương pháp giải quyết có hiệu quả hay không.

Ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Trao đổi tại Diễn đàn, về nguồn lực tài chính, ông Phạm Văn Triệu, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thông tin thêm, đối với các dự án điện gió theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng được vay từ Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam. Cụ thể, theo Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT, đối với 1 chủ đầu tư được vay 10 % vốn điều lệ của Quỹ, một dự án được vay không quá 5% vốn điều lệ của Quỹ. Hiện tại Quỹ đang trình sửa đổi Quyết định 78/2014/QĐ-TTg và nếu được thông qua, mức vay của một chủ đầu tư lên tới 180 tỷ đồng đối với 1 dự án.

Ông Hồ Quang Nam Viện Trưởng Viện Pháp lý, Bảo vệ Tài nguyên Nước và Môi trường, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
Ông Hồ Quang Nam Viện Trưởng Viện Pháp lý, Bảo vệ Tài nguyên Nước và Môi trường, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giảng viên tại Đại học Thủy lợi  chia sẻ ý kiến tại Diễn đàn
Ông Nguyễn Văn Sơn - Giảng viên tại Đại học Thủy lợi  chia sẻ ý kiến tại Diễn đàn.

Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí với địa điểm hoạt động trên biển là chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Petrovietnam và các đơn vị thành viên được cho là có lợi thế nhất tại Việt Nam khi thực hiện các công trình trên biển từ nhiều khía cạnh, như nhân lực, chế tạo, vận hành và cả an ninh - quốc phòng. Bởi vậy, phát huy lợi thế sẵn có để tham gia chuỗi cung ứng và phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm giá thành sản xuất điện nhằm tạo tiền đề phát triển năng lượng hydro trong tương lai mà Petrovietnam đặt ra được cho là hướng đi tích cực và phù hợp.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.
Lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng tập thể cán bộ phóng viên, biên tập viên chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn
Lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng tập thể cán bộ phóng viên, biên tập viên chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.

Có thể thấy, việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, điện gió được kỳ vọng sẽ là nhóm được đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong thời gian tới. Củng cố cho việc phát triển sản lượng nhóm điện gió là các giới hạn của nhóm năng lượng mặt trời và thủy điện, mở đường cho điện gió chiếm vị trí trung tâm trong phát triển năng lượng tái tạo.

Ban Biên tập Moitruong.net.vn