‘Điểm mặt’ các dự án BT đổi đất lấy hạ tầng 'dính' đầy tai tiếng
Dự án BT hàng chục nghìn tỷ, đổi gần 40 lô “đất vàng” của Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 ở Thái Nguyên; Dự án xây dựng cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình của Tập đoàn Lã Vọng… là những dự án BT đổi đất lấy hạ tầng "dính" đầy tai tiếng, được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Dự án BT hàng chục nghìn tỷ, đổi gần 40 lô ‘đất vàng’ ở Thái Nguyên chưa hẹn ngày về đích
Thực hiện dự án “BT Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu”, tỉnh Thái Nguyên phải đổi gần 40 lô “đất vàng” để lấy công trình này. Tuy nhiên, đến nay dự án đang giậm chân tại chỗ, hàng loạt hạng mục thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ… và chưa hẹn ngày về đích.
Quyết định phê duyệt đề án của UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm 2016 dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 là nhà đầu tư duy nhất đã trúng sơ tuyển một loạt 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tổng mức đầu tư theo Quyết định phê duyệt đầu tư của tỉnh là 18.211 tỷ đồng trong đó: Vốn của Nhà đầu tư là 12.611 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần để GPMB là 5.611 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng: TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Các đại biểu tham gia động thổ khởi công xây dựng dự án
Dự án kè chỉnh trị sông Cầu nhằm đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho khu vực 2 bên bờ sông Cầu, TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; khôi phục khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện đô thị hai bên bờ sông Cầu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch được duyệt, kết nối TP. Thái Nguyên với các khu đô thị mới phía bờ Đông sông Cầu, tạo cảnh quan đô thị văn minh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Trong đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống đê hai bên sông Cầu đoạn qua TP. Thái Nguyên 49,8km bao gồm cả giải phóng mặt bằng toàn bộ 2 bên tuyến đê (xây dựng đê đến cao trình đáy móng mặt đường giao thông) với tổng mức đầu tư dự kiến là 3.050,50. tỷ đồng.
Cho tới thời điểm hiện tại, 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đang giậm chân tại chỗ, hàng loạt các hạng mục vẫn đang thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ… và chưa hẹn ngày về đích
Xây dựng hoàn thiện hệ thống kè hai bên bờ sông Cầu tạo cảnh quan đô thị L = 22km và xây dựng 3 bến thuyền: Thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy và thượng lưu Thác Huống với tổng chi phí khoảng 1.102,35 tỷ đồng.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông hai bên bờ sông Cầu, quy mô đường chính khu vực (mặt cắt ngang tùy theo vị trí, nhu cầu và phục vụ giao thông) khoảng 30,2km với chi phí dự kiến khoảng 1.604,50 tỷ đồng.
Nạo vét mở rộng lòng sông đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống với tổng mức đầu tư là 1050,26 tỷ đồng.
Xây dựng mở rộng đập Thác Huống, nâng cao mực nước đập Thác huống về mùa kiệt lên 2m so với cao trình cũ và Xây dựng đập dâng Quang Vinh với số vốn lên tới 502,46 tỷ đồng.
Xây dựng mới 6 cầu và sửa chữa nâng cấp cầu Gia Bảy tại các vị trí cầu bắc qua sông Cầu và suối Mo Linh: cầu Quang Vinh, cầu Quang Vinh 2, cầu Bến Oánh, cầu Xuân Hòa, cầu Huống Thượng, cầu Mo Linh với chi phí là 2501,54 tỷ đồng.
Về phần chi phí đầu tư các hạng mục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu đô thị 2 bên bờ sông Cầu đoạn qua TP Thái Nguyên để thu hồi vốn dự án BT gồm: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích khoảng 700ha. Giá bồi thường trung bình 4 tỷ đồng/1ha số vốn dự kiến khoảng 2.800,00 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng đồng bộ cho diện tích khoảng 700 ha; Suất đầu tư: 8 tỷ đồng/1ha ước tính số vốn lên tới 5.600,00 tỷ đồng.
Với số vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đang giậm chân tại chỗ, hàng loạt các hạng mục vẫn đang thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ… và chưa hẹn ngày về đích.
Nhiều khuất tất phía sau dự án Xây dựng cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình của Tập đoàn Lã Vọng
Khi chưa thực hiện xong dự án Dự án xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình theo hình thức hợp đồng BT, Tập đoàn Lã Vọng đã được giao đối ứng 14,5ha đất. Đáng nói, theo hợp đồng này, Lã Vọng chỉ được đối ứng 9,9ha, nhưng đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã được giao tới 14,5ha.
Ngày 21/01/2011, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 344/QĐ-UBND về việc Chấp thuận thông qua Hồ sơ Đề xuất Dự án và chỉ định Nhà đầu tư Dự án Cải tạo môi trường hồ Đầu Băng – quận Long Biên theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) với tổng vốn đầu tư (tạm tính) là 390,716 tỷ đồng cho Công ty Cổ phần Thương mại Ngôi nhà mới (thuộc Tập đoàn Lã Vọng).
Được giao đất tại Khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70, Tập đoàn Lã vọng nhanh chóng triển khai dự án và bán cho khách hàng
Ngày 10/8/2015, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3815/QĐ-UBND về việc Phê duyệt điều chỉnh đề xuất Dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình theo hình thức hợp đồng BT với tổng mức đầu tư là 545,3 tỷ đồng.
Quỹ đất thực hiện dự án đối ứng cho dự án BT là 9,9 ha trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm thuộc đồ án Quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70.
Ngày 13/6/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3582/QĐ-UBND giao gần 15.000m2 đất tại phường Bồ Đề và Long Biên, quận Long Biên (giai đoạn 1) cho Công Tập đoàn Lã Vọng để thực hiện dự án cải tạo và xây dựng hệ thống cống nối thông hồ Vục, hồ Đầu Băng và hồ Tư Đình.
Tháng 8/2016, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4619 cho phép Tập đoàn Lã Vọng làm chủ đầu tư Dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trên lô đất 14,5ha tại Khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70.
Từ ngày 18/11/2016, UBND TP Hà Nội đã giao 67.411m2 đất thuộc khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70 cho Tập đoàn Lã Vọng. Trên cơ sở này, Tập đoàn Lã Vọng đã có văn bản xin ý kiến các cơ quan chức năng, về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án này.
Đáng lẽ ra, Tập đoàn Lã Vọng phải hoàn thiện dự án BT thì các cơ quan chức năng mới thanh toán vốn đất đối ứng. Thế nhưng, Tập đoàn này lại được thanh toán đất đối ứng rồi phân lô, kêu gọi đầu tư, thu tiền rồi mới thực hiện dự án BT, một việc trái ngược với nguyên tắc của dự án BT.
Đến tháng 7/7/2017, UBND TP Hà Nội tiếp tục giao 51.419,5m2 đất thuộc khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70 cho Tập đoàn Lã Vọng. Tính đến thời điểm này, doanh nghiệp đã nhận được 118.830,5m2 đất (11,883ha đất) vượt qua con số 9,9ha đất đối ứng.
Trong những phần đất mà Tập đoàn Lã Vọng được giao chủ yếu là đất nhà ở thấp tầng, đất biệt thự, cây xanh, hạ tầng giao thông. Không có đất trường học, bệnh viện, nhà ở xã hội, chung cư cao tầng. Thế nhưng, trong các quảng cáo cho khách hàng, Tập đoàn này luôn có giới thiệu về trường học Louis cũng như nhiều tiện ích khác trong phần đất mà Lã Vọng thực hiện.
Theo quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt theo quyết định 4180 ngày 21/8/2015 của UBND TP Hà Nội, các lô đất nhà ở thấp tầng tại khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70 có diện tích từ 72 – 110m2. Nhưng trong hồ sơ hợp đồng của Tập đoàn Lã Vọng với khách hàng, có những lô đất lên đến 120m2. Liệu Tập đoàn Lã Vọng có thực hiện sai theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được duyệt?
Việc thanh toán vốn đối ứng cho Nhà đầu tư là cần thiết, nhưng dường như Tập đoàn Lã Vọng đang được ưu ái khi được giao đất đối ứng trước khi thực hiện dự án BT. Không những vậy, Tập đoàn này còn được giao số lượng đất lớn hơn cả vốn đối ứng. Liệu việc giao dư đất đối ứng có gây thất thoát cho ngân sách.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo thanh tra các dự án của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Lã Vọng cùng các đơn vị thành viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc các dự án BT của Tập đoàn Lã Vọng được chỉ định thầu có sai phạm hay không vẫn phải đợi câu trả lời từ cơ quan chức năng.
Tuấn Ngọc
Tin mới
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Câu chuyện thương hiệu
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023