Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dịch Covid-19 tạo cơ hội cho Việt Nam thiết lập nền tảng tăng trưởng toàn diện

Thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam để thiết lập nền tảng cho con đường tăng trưởng toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, khi công cuộc hồi phục bắt đầu được thực hiện.

Theo ILO, Việt Nam cần quyết liệt và mạnh mẽ để giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và thị trường lao động. (Ảnh minh họa)Theo ILO, Việt Nam cần quyết liệt và mạnh mẽ để giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và thị trường lao động như khi giải quyết khủng hoảng y tế liên quan đến Covid-19. (Ảnh minh họa)

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa có Báo cáo nhanh về tác động của COVID-19 tới thị trường lao động Việt Nam, phân tích tác động theo lĩnh vực kinh tế và ước tính quy mô việc làm bị ảnh hưởng.

Theo ILO, Việt Nam đã kiểm soát cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 rất tốt trong những tháng đầu năm 2020. Để đạt được kết quả này, Việt Nam đã sớm triển khai các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh với mức độ quyết liệt ngày càng tăng. Những biện pháp này đã khiến cho hoạt động kinh tế bị cắt giảm trong một giai đoạn.

Trong khi đó, các quốc gia khác trên toàn thế giới trong đó có các đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, cũng đang áp dụng các biện pháp tương tự với các mức độ nghiêm ngặt khác nhau nhằm kiểm soát dịch bệnh. Nền kinh tế đã chịu tác động đáng kể từ cả các kênh trực tiếp (do các quyết sách trong nước) và gián tiếp (do các chính sách ứng phó khủng hoảng của chính phủ các nước khác) trong quý I năm nay và dự kiến sẽ còn sụt giảm hơn nữa trong những tháng tới. 

Với hai kịch bản tác động được xây dựng, ILO ước tính đến cuối quý II, khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao động, do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc. Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do họ không được tiếp cận các mạng lưới bảo trợ xã hội do Nhà nước chi trả. Lao động dễ bị tổn thương đặc biệt có nguy cơ phải đối diện rủi ro về kinh tế do họ phần đông làm các công việc phi chính thức với mức lương thấp và nhiều khả năng họ không có tiền tiết kiệm. Phụ nữ chiếm số đông trong hầu hết các lĩnh vực phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các hoạt động kinh tế.

Mức độ tổn thất về sinh kế sẽ phụ thuộc vào diễn tiến của dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh do Chính phủ Việt Nam và các nước khác áp dụng. Khó có thể dự đoán được diễn biến của cú sốc do dịch bệnh Covid-19 gây ra bằng cách so sánh với các cuộc khủng hoảng khác trong quá khứ do tính chất khủng hoảng này chưa từng có tiền lệ. Các quốc gia đều cảm thấy mình đang đứng trong một tình thế chưa bao giờ gặp phải, vừa áp dụng các cách tiếp cận khác nhau để kiểm soát dịch bệnh vừa tự điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm vốn có và kinh nghiệm học hỏi được từ các quốc gia khác. 

Cũng theo ILO, một số đối tác xuất khẩu hàng đầu đã gia tăng mức độ nghiêm ngặt của các biện pháp kiểm soát dịch bệnh kể từ đầu tháng 4. Khó có thể dự báo được khi nào tác động kinh tế từ kênh gián tiếp sẽ được giảm nhẹ. Trong trung hạn, ngay cả khi Việt Nam cần lựa chọn gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc, cuộc khủng hoảng (bất kể là trực tiếp hay gián tiếp tác động đến nền kinh tế) có thể sẽ tác động đến tổng mức tiêu dùng do phương diện tài chính của người dân đã bị suy giảm, từ đó kéo theo tác động đến khả năng của cầu trong nước để duy trì nền kinh tế.

IMF đã dự báo hơn 170 quốc gia sẽ chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế âm trong năm 2020 và sẽ được khôi phục phần nào trong năm 2021. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới đều đang hành động quyết liệt để hỗ trợ nền kinh tế. Ở Việt Nam, Chính phủ đang đưa ra một loạt các giải pháp tiền tệ và tài khóa để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và bảo vệ thu nhập trong ngắn hạn.

Các đề án để thúc đẩy khôi phục kinh tế trong trung hạn và dài hạn cũng đang định hình. Khi cuộc khủng hoảng y tế được kiểm soát, các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ chuyển trọng tâm sang giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế cũng theo cách quyết liệt như trên mặt trận y tế. Nhiệm vụ này mang phạm vi rất rộng, nên cần phải có sự đồng bộ về giải pháp chính sách, bao gồm: các biện pháp kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập trong những tháng tới; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; và đưa ra giải pháp dựa vào đối thoại xã hội. 

“Việt Nam đã giải quyết cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến Covid-19 một cách quyết liệt và mạnh mẽ, và quan trọng nhất là với mục tiêu bảo vệ tất cả mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cách tiếp cận đó cần phải được áp dụng để giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và thị trường lao động. 

Đây là thời điểm quan trọng phải đảm bảo rằng phản ứng chính sách kinh tế - xã hội được xây dựng một cách bao trùm, dựa trên tham vấn ba bên (Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động), và có thể tác động tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động. Thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam để thiết lập nền tảng cho con đường tăng trưởng toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, khi công cuộc hồi phục bắt đầu được thực hiện”, báo cáo của ILO nhấn mạnh.

T.Bình

Bài liên quan

Tin mới

Giá cà phê hôm nay 24/9: Giảm 500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 24/9: Giảm 500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 24/9 trong nước giảm 500 đồng/kg tại các địa phương so với hôm qua. Hiện nằm ở mức 119,000 - 119,500 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Tăng nhẹ do lo ngại nguồn cầu
Giá xăng dầu hôm nay 24/9: Tăng nhẹ do lo ngại nguồn cầu

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 24/9 lấy lại đà leo dốc sau cú trượt nhẹ do lo ngại nguồn cầu giảm.

Bắc Giang: Khẩn trương tôn tạo di tích, chỉnh trang khu, điểm du lịch sau mưa bão
Bắc Giang: Khẩn trương tôn tạo di tích, chỉnh trang khu, điểm du lịch sau mưa bão

Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão, một số di tích, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại. Ngay sau khi bão tan, lũ rút, các cấp chính quyền, ban quản lý di tích và người dân địa phương khẩn trương khắc phục.

Giá tiêu hôm nay 24/9: Tăng 1,500 - 2,500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 24/9: Tăng 1,500 - 2,500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/9 tăng mạnh từ 1,500 đến 2,500 đồng/kg so với hôm qua. Hiện dao động trong khoảng 151,500 - 153,500 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/9: Chạm mốc 71.000 đồng/kg tại Hà Nội
Giá heo hơi hôm nay 24/9: Chạm mốc 71.000 đồng/kg tại Hà Nội

Giá heo hơi hôm nay 24/9 tiếp tục tăng trên cả nước. Hiện dao động trong khoảng 63.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, mức 70.000 - 71.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, hội nhập trong kỷ nguyên vươn mình"

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian trao đổi, với các giáo sư, giảng viên và sinh viên của trường, thẳng thắng trả lời nhiều câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội cho tới các mối quan hệ của Việt Nam với các nước và cả các vấn đề mang tính toàn cầu.