Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị nâng mức xử phạt những đơn vị vi phạm an toàn lao động

Tai nạn lao động (TNLĐ) trong xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, do người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Để cải thiện tình hình, các chuyên gia đề nghị tăng cường thanh, kiểm tra, nâng mức xử phạt, công khai danh tính đơn vị vi phạm.

Đề nghị nâng mức xử phạt những đơn vị vi phạm an toàn lao động - Hình 1

Ảnh minh họa 

Theo thống kê trong 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn, trong đó có 928 người chết, 1.915 người bị thương nặng đã xảy ra trên toàn quốc trong năm 2017. Lĩnh vực xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng có số vụ TNLĐ chết người nhiều nhất. Nhiều nguyên nhân được Bộ LĐTB&XH chỉ ra, trong đó trên 45% là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an toàn lao động hoặc thực hiện chưa đầy đủ cho NLĐ.

Theo GS.TS Lê Vân Trình – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ Việt Nam, số liệu TNLĐ do Bộ LĐTB&XH công bố không phản ánh hết bức tranh TNLĐ và bệnh nghề nghiệp ở nước ta hiện nay. “Thực tế, số TNLĐ cao hơn vì có nhiều vụ chủ sử dụng lao động không báo cáo với cơ quan quản lý khi xảy ra sự việc. Chủ DN đã thỏa thuận với người lao động (NLĐ) và bồi hoàn một khoản tiền để họ im lặng hoặc nói tránh đi, như bị tai nạn giao thông” – ông Trình nhận định.

Ông Trình cũng khẳng định, công tác huấn luyện ATVSLĐ tại DN đang có vấn đề. Nhiều DN huấn luyện những nội dung theo sách, giải pháp chung chung, mà không cụ thể vào đơn vị mình. Trong khi đó, các giảng viên ATVSLĐ lại “biểu diễn kiến thức” hơn là “truyền đạt kiến thức” mà không cần biết người nghe muốn gì và tiếp thu được gì. Như thế, những NLĐ xuất thân từ làm nông chuyển sang lĩnh vực công nghiệp rất khó tiếp nhận được thông tin, để thực hiện quy chuẩn an toàn lao động trong làm việc.

Bên cạnh đó, nhiều DN thực hiện giải pháp về điều kiện và môi trường làm việc vẫn còn mang tính hình thức và đối phó. Chẳng hạn, khi NLĐ làm việc ở công trường xây dựng phải được trang bị giầy, ủng chống vật rơi xuyên đâm, nhưng họ chỉ được phát vật dụng bình thường, dây đai an toàn được mua trôi nổi trên thị trường không qua kiểm định. Trên các công trình, cầu dao điện được đóng rất sơ sài, dây điện đấu nối không đúng kỹ thuật, đường điện chạy lung tung dẫn đến nguy cơ TNLĐ cao.

Ông Vũ Như Văn – nguyên quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động -TB&XH cho biết “Mấy năm nay, tôi thấy khá nhiều khóa huấn luyện ATVSLĐ không đáp ứng được thời gian nhà nước quy định, 16 giờ tối thiểu và 8 giờ huấn luyện định kỳ. Thậm chí, có nơi chỉ tổ chức một buổi cho cả NLĐ mới và cũ”. Vì thế, trong công tác huấn luyện ATVSLĐ phải đi sâu và hướng dẫn cho NLĐ biết cách nhận thức và thấy rõ được những nguy hiểm để phòng ngừa TNLĐ. 

Thường xuyên thanh, kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay cả nước có chưa đến 500 thanh tra lao động trong khi số DN lên tới 800.000. Vì thế, ông Trình đề nghị nâng chế tài xử phạt nặng hơn quy định hiện hành, thậm chí đóng cửa nhà máy để các chủ sử dụng lao động phải tuân thủ quy định an toàn lao động. 
Trong bối cảnh lực lượng thanh tra mỏng.

Phó Trưởng ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Lê Đình Quảng gợi ý, giải pháp tốt nhất là DN tự kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ theo bộ tiêu chí của Bộ LĐTB&XH, trong đó có sự tham gia của tổ chức công đoàn. Như thế người sử dụng lao động sẽ tự giác thực hiện bền vững hơn, so với đoàn thanh tra đến kiểm tra và nhắc nhở họ. Không chỉ thế, hàng ngày, Công đoàn cơ sở thực hiện giám sát độc lập, khi phát hiện trong DN có nguy cơ xảy ra TNLĐ có thể báo cáo với chủ DN, nếu họ không khắc phục thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.

Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc

Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.

Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.

Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.