Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ
Thời gian qua, công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ được duy trì và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nói chung và của Cục Sở hữu trí tuệ nói riêng.
Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ, các hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được triển khai thông qua các diễn đàn đa phương về sở hữu trí tuệ tại WTO, APEC và ASEAN, cụ thể:
Trong khuôn khổ ASEAN: Việt Nam tham dự đầy đủ, tích cực các Cuộc họp Nhóm công tác về sở hữu trí tuệ của các nước ASEAN; tham gia triển khai các hoạt động/sáng kiến thuộc Chương trình hành động của ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016-2025 và bước đầu triển khai Nghiên cứu về phạm vi Chương trình hành động giai đoạn sau năm 2025 và cập nhật Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thực hiện rà soát, cho ý kiến về việc Timor Leste gia nhập ASEAN, Bản ghi nhớ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc về hợp tác y tế, Tuyên bố Jakarta về “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, các sáng kiến ưu tiên hợp tác kinh tế của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN 2024...; chuẩn bị và tham dự các buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ với Hội đồng Kinh doanh ASEAN-EU, ASEAN - Hoa Kỳ...
Trong khuôn khổ APEC: Việt Nam đã chủ động theo dõi và triển khai kết quả các Cuộc họp của Nhóm chuyên gia về sở hữu trí tuệ của APEC (IPEG); phối hợp với các nền kinh tế thành viên xây dựng Kế hoạch tập thể của IPEG giai đoạn 2023-2024 và tham gia góp ý kiến cho các văn kiện của Lãnh đạo cấp cao APEC.
Các hoạt động hợp tác song phương tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh:
Tổ chức đoàn công tác tham dự Phiên họp Đại hội đồng WIPO lần thứ 64 do Lãnh đạo Bộ KH&CN làm Trưởng đoàn; họp song phương với Tổng Giám đốc WIPO (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) và ký kết Thỏa thuận hợp tác với WIPO; hoàn thành Dự án xây dựng Phần mềm quản trị đơn SHCN và đang tích cực triển khai 4 dự án khác do WIPO tài trợ và đề xuất 2 dự án mới. Năm 2023, Việt Nam đã phối hợp với WIPO đăng cai tổ chức 2 Hội thảo quốc tế về SHTT; đề nghị WIPO tặng thưởng huy chương cho 2 giải pháp khoa học kỹ thuật xuất sắc, cấp 6 suất học bổng đào tạo trực tuyến.
Trong năm qua, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã thăm, làm việc và ký Thỏa thuận hợp tác với Viện Sở hữu công nghiệp Pháp (tháng 6/2023) và Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu (tháng 12/2023); đón tiếp và làm việc với Tổng Giám đốc các Cơ quan sở hữu trí tuệ Singapore (tháng 1/2023) và Hàn Quốc (tháng 4/2023); tích cực triển khai các Kế hoạch hợp tác với Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viện Sở hữu công nghiệp Pháp, Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu và xem xét đề xuất Bản ghi nhớ hợp tác về “Đối tác tăng cường” với Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). Hiện nay, Việt Nam đang có 27 thỏa thuận hợp tác quốc tế còn hiệu lực (22 thỏa thuận Song phương và 5 thỏa thuận đa phương).
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục triển khai triển khai Chương trình thử nghiệm thẩm định nhanh đơn sáng chế (PPH) giai đoạn 3 với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản và Hàn Quốc; Chương trình hợp tác tra cứu và thẩm định đơn đăng ký sáng chế với Singapore; thực hiện trao đổi với Nhật Bản và một số đối tác khác về khả năng bảo hộ lẫn nhau về chỉ dẫn địa lý…
Năm qua, Cục cũng đã hoàn thành triển khai Dự án “Nâng cao năng lực xử lý đơn sở hữu trí tuệ” và chuẩn bị triển khai Dự án “Nâng cao năng lực xử lý đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu” do JICA tài trợ; tiếp tục triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ thực thi Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ năm 2023” do Canada tài trợ.
Các hoạt động hợp tác giữa Cục với các Cơ quan sở hữu trí tuệ của Lào, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Thụy Sỹ... được duy trì thông qua việc trao đổi thông tin liên quan, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo và xây dựng các đề xuất hợp tác.
Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ, một sốnhiệm vụ cơ bản được đặt ra như sau:
Chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành hiệu quả nội dung sở hữu trí tuệ trong các điều ước quốc tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm triển khai có hiệu quả Luật sở hữu trí tuệ, Chiến lược sở hữu trí tuệ và nâng cao năng lực của Cục Sở hữu trí; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đăng ký sở hữu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức thành công các sự kiện hợp tác quốc tế quan trọng.
Tăng cường quản lý nhà nước về công tác phát triển tài sản trí tuệ; tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 và Kế hoạch phối hợp hễ trợ đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài và các Chương trình quốc gia khác, ưu tiên việc xem xét hỗ trợ các địa phương, chương trình hợp tác giữa Bộ với các tỉnh, và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp…
Minh Anh
Tin mới
Hải Dương: Khởi tố vụ án đổ chất thải gây ô nhiễm môi trường
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối tượng về tội gây ô nhiễm môi trường.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn tiếp xúc cử tri tại xã Hoàn Sơn
Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/9, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh về tiếp xúc cử tri xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du. Cùng tiếp xúc có bà Trần Thị Vân, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.
Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh
Từ đầu năm đến 15/9, cả nước đã nhập khẩu 114.855 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 2,36 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về thị trường Việt tăng mạnh 24,3% (tương đương 22.474 xe), trong khi kim ngạch tăng 9,26%.
Bắc Giang: Quy hoạch vùng sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cụ thể. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác rà soát, quy hoạch vùng, bố trí không gian sản xuất nông nghiệp theo hướng phù hợp, hiệu quả.
Đầu tư 51%, Nutifood nắm quyền chi phối kinh doanh Kido Foods
Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.
Xuất khẩu da giày, dệt may tăng doanh thu thêm gần 4 tỷ USD
Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp chủ lực là dệt may và da giày tính từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9 đạt 48,6 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của 2 ngành dệt may, da giày đã có sự phục hồi đáng kể, với mức tăng thêm khoảng 4 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu dệt may, da giày mang về 44,7 tỷ USD.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững