Quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
Ngày 27/05/2022, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề: Quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp.
Hội thảo nhằm thực hiện nhiệm vụ Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ - TTg ngày 22/08/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đây tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nhu cầu trong quản lý quyền sở hữu trí tuệ tại trường đại học, doanh nghiệp, viện nghiên cứu.
Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến qua 3 điểm cầu với sự tham gia của các diễn giả đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Viện Dầu khí Việt Nam; Công ty TNHH Robert Bosch Engineering and Business Solutions Việt Nam; và các đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học đến từ các cơ quan quản lý, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, tập huấn bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp luôn được Cục quan tâm đặc biệt . Từ năm 2019, Cục đã xây dựng và phát triển mạng lưới TISC và IP HUB nhằm thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học. Đến nay có khoảng hơn 50 trường đai học, viện nghiên cứu là thành viên của mạng lưới.
Các chuyên gia tại Hội thảo cũng nhất trí và khẳng định viện nghiên cứu chính là cái nôi của sự sáng tạo tri thức, khoa học và công nghệ. Đồng thời, đây cũng là nơi sử dụng rất nhiều những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động, đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế… Tuy nhiên, hiện nay cũng không ít các trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ít để ý tới vấn đề quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động đó.
Bà Hoàng Linh Lan, Phó trưởng ban Khoa học - Chiến lược, Viện Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho hay: Việc thương mại hóa, chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu sau khi kết thúc đề tài, nhiệm vụ, dự án của Viện còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, Viện chưa có chính sách phân định về quyền sở hữu để phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa; nhiều cán bộ chưa thực sự hiểu rõ về sở hữu trí tuệ, phân chia quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các hoạt động pháp lý sở hữu trí tuệ, định giá, nhượng quyền sở hữu trí tuệ còn yếu.
Thực tế cho thấy, các trường đại học, viện nghiên cứu đã chủ động bắt tay, hợp tác với các doanh nghiệp để thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học. Điều này đặt ra yêu cầu của việc cần có các biện pháp quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa các chủ thể, đối tác, cũng như trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và một số biện pháp quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu trong ngắn hạn và dài hạn như: Rà soát, đánh giá các sáng chế, giải pháp kỹ thuật,… để xem xét khả năng thương mại hóa sản phẩm...; Xây dựng và hoàn thiện chính sách về sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện và lĩnh vực hoạt động; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ đối với các hoạt động này sẽ giúp nhận diện, đánh giá, lường trước được các phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trong các hoạt động này. Từ đó, tạo cơ hội trong việc khai thác và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đem lại nguồn thu, lợi ích của các chủ thể ở các giai đoạn hợp tác tiếp theo.
Minh Anh
Tin mới
Bộ Thông tin và Truyền thông: Yêu cầu tăng thời lượng, tần suất bản tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn
Bộ Thông tin và Truyền thông phát đi thông báo, yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ khắc phục hậu quả của bão số 3.
LPBank ra mắt giao diện mới ứng dụng ngân hàng số
Ngày 11/09/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt phiên bản ứng dụng mới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số, khẳng định sứ mệnh mang đến cho khách hàng trải nghiệm hệ sinh thái tài chính số hiện đại, tinh gọn và cá nhân hóa vượt trội.
Cấm toàn bộ phương tiện vận tải thủy lưu thông trên 6 tuyến sông tại Hải Dương
Sở Giao thông vận tải Hải Dương thông báo cấm toàn bộ phương tiện vận tải thủy lưu thông trên 6 tuyến sông nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trước tình trạng lũ lụt diễn biến phức tạp.
Sau vụ sập cầu Phong Châu, Bắc Giang chỉ đạo theo dõi sát sao an toàn giao thông trên 2 cầu sắt
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc đảm bảo an toàn giao thông tại cầu đường sắt Cẩm Lý, tuyến Kép - Hạ Long và cầu Bắc Giang, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng trong thời gian mưa lũ.
DongTam Group hợp tác với CS Wind Corp Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió 200 triệu USD
DongTam Group hợp tác CS Wind Corp, cho thuê đất Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An thuộc Cụm dự án Cảng Quốc tế Long An tại huyện Cần Giuộc đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị điện gió, với tổng vốn đầu tư dự kiến lến tới 200 triệu USD.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có thể đạt đỉnh vào trưa nay, trên báo động 2
Sáng 11/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia phát tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao; tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long; tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu