Công điện khẩn ứng phó với cơn bão Sanba
Cơn bão có tên quốc tế là Sanba đã hình thành trên khu vực phía Đông miền Nam Philippines. Hồi 16 giờ ngày 12/2, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 129,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Nam Philippines khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.
Hướng đi của bão Sanba
Để chủ động ứng phó với cơn bão ngày 12/2, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 02 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Kiên Giang; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin Duyên hải.
Nội dung Công điện nêu rõ:
Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều 12/2, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông miền Nam Philippines mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Sanba.
Hồi 16 giờ ngày 12/2, vị trí tâm bão ở vào khoảng 7,0 độ Vĩ Bắc; 130,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Nam Philippines khoảng 470km về phía Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, gió giật cấp 10.
Dự báo trong những ngày tới bão di chuyển theo hướng Tây và có khả năng đi vào Biển Đông.
Đây là cơn bão diễn ra đúng vào dịp Tết Nguyên đán, thời điểm các cơ quan, tổ chức, người dân vui đón Năm mới và rất hiếm khi xảy ra các hình thái thời tiết tương tự, nên dễ có tâm lý chủ quan, lơ là.
Để công tác ứng với bão đạt kết quả, giảm thiểu thiệt hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện việc thông báo cho chủ và thuyền trưởng các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp.
Nắm bắt và tổng hợp báo cáo tình hình tàu thuyền hoạt động trên biển, ven biển và khu vực các đảo. Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, giữ liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Sẵn sàng các phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu và liên lạc với các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan sẵn sàng hỗ trợ ngư dân tránh trú bão khi có nhu cầu.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng viễn thông sẵn sàng phương án nhắn tin tới các thuê bao di động trong khu vực bị ảnh hưởng của bão để chủ động phòng tránh. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Thông tin duyên hải và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, thông tin để người dân biết, chủ động phòng tránh.
Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai- Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Tình hình về hướng đi, tốc độ di chuyển của cơn bão Sanba:
Vào lúc 16 giờ ngày 12/2, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,4 độ Vĩ Bắc; 129,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Nam Philippines khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão Sanba tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 30km.
Đến 16 giờ ngày 13/02, tâm bão ở vào khoảng 9,3 độ Vĩ Bắc; 124,1 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Sanba tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, tốc độ 25-30km/h.
Cảnh báo, trong 24-48h tiếp theo, bão Sanba tiếp tục mạnh thêm và hướng thẳng vào biển Đông. Trong 72-96h tiếp theo, bão Sanba sẽ đi vào khu vực biển Đông và có khả năng trở thành cơn bão số 2 trong năm nay.
Đây là một cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp và khó lường, tốc độ di chuyển nhanh. Đến thời điểm hiện tại thì khu vực Nam Trung Bộ được xác định là có khả năng sẽ phải chịu sự ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ ATNĐ/Bão.
Các tỉnh phía Nam Trung Bộ cần đặc biệt chú ý theo dõi các bản tin tiếp theo.
Anh Anh
Tin mới
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho 10 tỉnh thành ảnh hưởng bão lũ
Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.
Tiền Giang ủng hộ 2 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Tỉnh ủy Tiền Giang đã thống nhất chủ trương hỗ trợ 2 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ của tỉnh về Quỹ Cứu trợ Trung ương để hỗ trợ kịp thời cho đồng bào miền Bắc thiệt hại do bão số 3.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 13/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/9 của các công ty chứng khoán.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
Chiều 12/9, Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Thủ tướng chỉ đạo, chậm nhất ngày 31/12 phải hoàn thành xây dựng lại bản Làng Nủ
Con đường từ huyện Bảo Yên vào thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh khoảng 12km, nhỏ, khó đi, nhiều đất đá do hậu quả của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão, còn rất nhiều điểm sạt lở nguy hiểm.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào