Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030

Chiều 7/10, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phía Nghệ An, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị cùng với đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2030 mục tiêu phát triển cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; Nhóm số 2 gồm 6 cảng biển: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An.

Nhóm cảng biển số 5 gồm: 12 cảng biển gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Theo Bộ Giao thông vận tải, hệ thống cảng biển sẽ được phân loại nhóm cảng biển theo quy mô, chức năng và hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng. Trong đó, hệ thống luồng hàng hải, các công trình đèn biển, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các công trình phụ trợ được quy hoạch...

Để đảm bảo quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải cũng đã đề ra giải pháp về cơ chế, chính sách; huy động vốn đầu tư và môi trường, khoa học và công nghệ. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với các địa phương đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng sẽ tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước thông qua các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Thực hiện các điều ước, thỏa thuận khu vực và quốc tế về biển mà Việt Nam là thành viên, nghiên cứu tham gia các điều ước quốc tế liên quan.

Cũng tại Hội nghị này, sau khi công bố Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu Chính phủ các cơ chế, chính sách về lĩnh vực hàng hải nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, góp phần thúc đẩy phát triển vận tải biển, dịch vụ hàng hải. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình quản lý cảng biển phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư khai thác cảng biển, cụm cảng biển…

Huy động đa dạng các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực. Đẩy mạnh khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh. Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong công tác quản lý, khai thác hạ tầng cảng biển…

UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông hàng hải theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch; rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch đã được phê duyệt.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.