Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cổ đông lớn cố tình che giấu, lách luật thì xử lý sở hữu vượt mức và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định.

Khó khăn trong xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn và nghị quyết 632022/QH15 về kỳ họp thứ 3 Quốc hội thứ XV.  

Trong đó, về vấn đề ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho hay: Sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý có hiệu quả, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng đã được hạn chế và từng bước được kiểm soát.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, ảnh internet
Cổ đông lớn cố tình che giấu, lách luật thì xử lý sở hữu vượt mức và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, ảnh internet.

Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cơ bản xử lý, khắc phục một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Cụ thể, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã được khắc phục. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến nay còn tại 1 ngân hàng thương mại cổ phần với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp), đó là trường hợp ACB và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu.

Việc xử lý sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định phát sinh trước khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực chủ yếu còn tại các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, phụ thuộc vào lộ trình xử lý theo đề án của các tập đoàn và chỉ đạo của các Bộ, ngành chủ quản.

Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che giấu, nhờ cá nhân/tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo/sở hữu vượt mức quy định. Việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.

Thanh tra các ngân hàng đầu tư nhiều trái phiếu 

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thể hiện, qua công tác thanh tra đã phát hiện các tồn tại, sai phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; từ đó kiến nghị, khuyến nghị và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để duy trì và giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động tiền tệ và ngân hàng.

Ảnh minh họa internet
Cổ đông lớn cố tình che giấu, lách luật thì xử lý sở hữu vượt mức và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn. Ảnh minh họa internet.

Công tác giám sát ngân hàng có sự gắn kết chặt chẽ với công tác thanh tra. Nội dung giám sát không chỉ dừng ở việc giám sát tình hình tuân thủ, chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động, mà còn chú trọng giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Qua đó, đề xuất thanh tra pháp nhân, thanh tra chuyên đề đối với các đối tượng có tình hình tài chính yếu, nợ xấu cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tồn tại kéo dài chưa được xử lý dứt điểm, có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng cũng như kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề tiềm ẩn rủi ro.

Đối với hoạt động cấp tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,  Ngân hàng Nhà nước đã đưa nội dung này vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện các vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng và đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cụ thể góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03/12/2021,  Ngân hàng Nhà nước đã thành lập các Đoàn thanh tra chuyên đề về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022 tại các ngân hàng thương mại cổ phần có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cao.

Thạch Thảo (t/h)

 

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Ninh giảm 2 phường, 4 xã sau sắp xếp đơn vị hành chính
Bắc Ninh giảm 2 phường, 4 xã sau sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị thẩm định hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã giai đoạn 2023-2025 và thành lập thị trấn Nhân Thắng thuộc huyện Gia Bình; điều chỉnh phân loại thị xã Quế Võ và thị xã Thuận Thành là đơn vị hành chính loại I, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Giá heo hơi hôm nay 15/9: Duy trì ổn định trong phiên cuối tuần
Giá heo hơi hôm nay 15/9: Duy trì ổn định trong phiên cuối tuần

Giá heo hơi hôm nay đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh, thành trên cả nước.

Giá vàng hôm nay 15/9: Vàng nhẫn 9999 trong nước tăng mạnh
Giá vàng hôm nay 15/9: Vàng nhẫn 9999 trong nước tăng mạnh

Giá vàng nhẫn 9999 trong nước tăng mạnh so với hôm qua, đạt 79,1 triệu đồng/lượng. Vàng thế giới lập kỷ lục mới ở 2,580.55 USD/Ounce.

Giá cà phê hôm nay 15/9: Tiếp tục tăng thêm 2,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 15/9: Tiếp tục tăng thêm 2,000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay trong khoảng 123,500 - 124,000 đồng/kg, tiếp tục tăng thêm 2,000 đồng/kg. Giá cà phê xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 5,000 USD.

Giá tiêu hôm nay 15/9: Nội địa cao nhất 156,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 15/9: Nội địa cao nhất 156,000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay ổn định, trong khoảng 152,000 - 156,000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu tại Indonesia tiếp tục tăng nhẹ.

Nghị quyết 128: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; Ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng
Nghị quyết 128: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; Ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...