Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu

PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường đại học UEH cho biết: “Các nhà băng sẽ phải cố gắng làm cho vốn tự có tăng mạnh để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong vùng an toàn. Áp lực tăng vốn của các ngân hàng đến cuối năm sẽ rất cao”.

Áp lực tăng vốn của các ngân hàng đến cuối năm sẽ rất cao

Tăng cường nội lực không chỉ đến từ câu chuyện của các doanh nghiệp mà còn của các ngân hàng trong áp lực nợ xấu. Nếu tín dụng không thể tăng lên để giảm nợ xấu về mặt kỹ thuật, các nhà băng sẽ phải tăng vốn.

Ảnh inernet.
Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.

“Các nhà băng sẽ phải cố gắng làm cho vốn tự có tăng mạnh để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong vùng an toàn. Áp lực tăng vốn của các ngân hàng đến cuối năm nay sẽ rất cao”, PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường đại học UEH.

Theo ông Huân, dự kiến nợ xấu của các nhà băng sẽ đạt đỉnh. Điều này được tính toán trong kịch bản lạc quan là tình trạng “cục máu đông nợ xấu” sẽ không tái diễn, khi doanh nghiệp bắt đầu có nguồn tiền để thu xếp trả nợ trong bối cảnh đà hồi phục tiếp tục được duy trì.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, nợ xấu vẫn tăng dù trong tầm kiểm soát, song là thách thức lớn khi Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 đã hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Các chuyên gia cho rằng. để giải quyết vấn đề nợ xấu cần phải quan tâm là phát triển thị trường mua bán nợ và vực dậy thị trường bất động sản, bởi đa số nguồn vốn đang nằm tại thị trường này và đa số nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng là bất động sản, 80%-90% tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản. Nếu muốn xử lý nợ xấu nhanh thì phải vực dậy thị trường bất động sản, còn nếu thị trường bất động sản vẫn "đóng băng" ngân hàng cũng không thể xử lý được nợ xấu.

Một số tín hiệu tích cực cũng đã được nhắc đến trong thời gian gần đây. Đa phần các nhà phân tích hiện nay kỳ vọng tỷ giá sẽ “giảm nhiệt” từ qúy III/2024, khi đó các biến số vĩ mô sẽ ổn định hơn. Ngoài ra, áp lực hỗ trợ kinh tế phục hồi sẽ phải khiến nhà điều hành chính sách tiền tệ cân nhắc đáng kể câu chuyện lãi suất.

Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ giúp các ngân hàng củng cố tiềm lực tài chính, cải thiện hệ số CAR, gia tăng vốn chủ sở hữu và nguồn vốn trung dài hạn, phát triển kinh doanh.

Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.
Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.

Agriseco nhận định, năm 2024 là một năm các ngân hàng tập trung đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn, đặc biệt khi Đề án “Cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025” được phê duyệt đã được thông qua.

Theo đó, tới năm 2025, nhóm ngân hàng thương mại có quy mô lớn phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu là 15.000 tỷ đồng; trong khi các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, trung bình và có vốn nước ngoài là 5.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng đẩy mạnh gia tăng tiềm lực tài chính, huy động nguồn vốn từ đối tác nước ngoài, mở rộng quy mô tài sản nhằm tham gia tái cơ cấu trong giai đoạn 2024-2025 như VCB, MBB, VPB, HDB, STB; từ đó mở ra dự địa tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn tới.

Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn là một mối quan ngại kể từ năm 2023 khi tỷ lệ nợ xấu và dự phòng tổn thất tín dụng tăng lên. Ngoài ra, các biện pháp gia hạn cơ cấu nợ nhằm ứng phó đại dịch, tiếp tục được gia hạn và dự kiến chấm dứt vào tháng 12/2024, có thể khiến cho tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn nữa.

“Nhu cầu dự kiến về tăng dự phòng, bổ sung dự phòng tổn thất vốn vay, đang tạo thêm áp lực cho lợi nhuận của các ngân hàng vốn đã bị co kéo do thu nhập ròng tiền lãi, phí và hoa hồng đang chững lại”, báo cáo của WB cho biết.

Theo VIS Ratings – đơn vị xếp hạng tín nhiệm, quy mô vốn của hầu hết các ngân hàng có sự suy giảm trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tiền gửi thấp trong khi chi phí vốn trên thị trường liên ngân hàng tăng.

Trong bối cảnh này, một vài ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 để hỗ trợ an toàn vốn; còn các ngân hàng nhỏ có mức tăng trưởng tiền gửi thấp phải bù đắp bằng tăng nguồn vốn thị trường ngắn hạn. Đặc biệt, quy định chặt chẽ hơn về tỷ lệ vốn giải ngân cho vay trung và dài hạn sẽ thúc đẩy ngân hàng phát hành trái phiếu nhiều hơn để bổ sung cơ cấu nguồn vốn dài hạn.

Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.
Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.

Tính đến hết tháng 7/2024, các ngân hàng đã phát hành khoảng 168.680 tỷ đồng trái phiếu. VIS Ratings dự báo, trong 1-3 năm tới, các ngân hàng sẽ cần huy động khoảng 283.000 tỷ đồng thông qua trái phiếu để tăng vốn cấp 2, nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn.

Ngân hàng cấp tập tăng vốn ứng phó với nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 4.403 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, TPBank sẽ tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành tối đa 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 20 cổ phiếu phát hành thêm. Với phương án này, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.419 tỷ đồng.

Kết thúc quý II/2024, như nhiều ngân hàng khác, TPBank cũng đối mặt với vấn đề rủi ro nợ xấu. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt, tuy nhiên tổng nợ xấu thuộc các nhóm 3, 4, 5 của ngân hàng này đã lên đến gần 4.400 tỷ đồng, tăng 1,82% so với đầu năm; trong đó, nợ nhóm 4 tăng 10,9%.

Với diễn biến này, việc tăng vốn điều lệ sẽ góp phần cải thiện thêm các chỉ số an toàn cho ngân hàng này và có thêm dư địa để đầu tư, phát triển. Trước đó, để kiểm soát rủi ro, trong nửa đầu năm 2024, TPBank đã trích lập 2.130 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.
Chuyên gia nói về việc ngân hàng tăng vốn ứng phó với nợ xấu. Ảnh inernet.

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20% của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Ngày 30/8 là hạn đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức. Dự kiến, sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 20.548 tỷ đồng lên 24.658 tỷ đồng.

Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, OCB còn đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội (HNX) cho biết, OCB vừa huy động thành công 1.000 tỷ đồng thông qua lô trái phiếu mã OCBL2427011. Đây là lô trái phiếu thứ 5 được Ngân hàng OCB phát hành từ đầu tháng Tám đến nay và là lô trái phiếu thứ 11 trong năm 2024. Tổng giá trị huy động qua trái phiếu của ngân hàng này từ đầu năm đến nay là 12.800 tỷ đồng.

Phương án tăng vốn và đẩy mạnh phát hành trái phiếu của OCB diễn ra trong bối cảnh ngân hàng này đang phải đối mặt với thách thức lớn về chất lượng tài sản, khi tỷ lệ nợ xấu vào cuối quý II/2024 lên đến 3,12%, tăng đáng kể so với mức 2,65% hồi đầu năm nay. Nợ xấu vượt ngưỡng 3% buộc ngân hàng này phải đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát rủi ro theo quy định cũng như tăng vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Không chỉ các ngân hàng trên, trong đợt này, nhiều ngân hàng khác như: Vietinbank, BIDV, MSB, SeABank, HDBank, VIB… cũng đồng loạt tăng vốn điều lệ thông qua các hoạt động phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; đồng thời một số ngân hàng khác đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2.

X.Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

EVNHCMC: Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
EVNHCMC: Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Tăng cường công tác đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp, những công việc này đã, đang được thực hiện tại tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) với mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024.

Khánh Hòa: Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024
Khánh Hòa: Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024

Chiều 20/9/2024, tại TP. Nha Trang, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Khánh Hòa và ngân hàng Agribank tổ chức Lễ trao giải Báo chí Nam Trung Bộ lần thứ I- 2024. Kết hợp trước Lễ trao giải, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đưa Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với bà con ngư dân tỉnh Khánh Hòa; Báo Người lao động cũng tặng học bổng hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo tỉnh Khánh Hòa 100 triệu đồng.

Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, một cửa hàng phụ liệu tóc bị xử phạt 90 triệu đồng
Kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, một cửa hàng phụ liệu tóc bị xử phạt 90 triệu đồng

UBND tỉnh Nghệ An vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với Hộ kinh doanh cửa hàng phụ liệu tóc Hoàng Oanh, địa chỉ tại phường Lê Lợi, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An vì có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

“The Music of ABBA” sẽ công diễn tại thành phố biển Đà Nẵng và phố cổ Hội An
“The Music of ABBA” sẽ công diễn tại thành phố biển Đà Nẵng và phố cổ Hội An

Ban nhạc Thụy Điển “Arrival” - ban nhạc biểu diễn dòng nhạc ABBA thành công nhất thế giới, dự kiến sẽ biểu diễn tại thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An trong tour lưu diễn “The Music of ABBA”.

Tai nạn liên hoàn 2 ô tô với 1 xe máy khiến 2 người tử vong
Tai nạn liên hoàn 2 ô tô với 1 xe máy khiến 2 người tử vong

Sau va chạm liên hoàn với 2 xe ô tô tải trên tuyến Quốc lộ 8A, đoạn qua địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh khiến 2 người đi xe máy tử vong.

Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu
Tiêu hủy gần 1.200 đơn vị bánh nhập lậu dịp Tết Trung thu

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành giám sát tiêu hủy 1.174 sản phẩm bánh các loại nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.