Chuyên gia cảnh báo nguồn cung BĐS khan hiếm do doanh nghiệp mua gom, đầu cơ dự án
Nguồn cung bất động sản (BĐS) khan hiếm là do hiện tượng mua gom và đầu cơ dự án của doanh nghiệp. Thực trạng này đã dẫn đến việc lãng phí đất đai nghiêm trọng. Đó là những cảnh báo được các chuyên gia BĐS chỉ ra.
Thị trường BĐS 02 năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid -19, nhất là trong quý III/2021. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, nguồn cung BĐS mới trên cả nước chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng đối với dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn hoàn thành.
Cụ thể, tại miền Bắc có 84 dự án với 33.857 căn được cấp phép, 83 dự án với 10.347 căn hoàn thành. Tại miền Trung có 46 dự án với 10.508 căn được cấp phép, 20 dự án với 3.638 căn hoàn thành. Tại miền Nam có 71 dự án với 40.179 căn được cấp phép, 35 dự án với 1.540 căn hoàn thành.
Lượng giao dịch BĐS bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá giao dịch BĐS nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như: Hà Nội và TP. HCM.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nguồn cung dự án nhà ở thương mại bình thường đã thiếu hụt, với các dự án nhà ở xã hội thương mại giá rẻ càng khan hiếm.
Ông Đính cho biết, tại Hà Nội, phân khúc nhà chung cư dưới 25 triệu/m2 đã gần như không còn trong khi đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng.
Lý do là bởi lợi nhuận đầu tư xây nhà ở xã hội thấp hơn nhiều so với đầu tư xây nhà thương mại. Bên cạnh đó, quỹ đất sạch cho xây dựng nhà ở xã hội đang rất thiếu, ông Đính nhấn mạnh.
Bàn về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng: Hiện tại nguồn cung BĐS khan hiếm rất nghiêm trọng và theo nhiều chuyên gia phát biểu là do luật lệ chồng chéo. Tuy nhiên, “theo tôi còn nguyên nhân khác là có rất nhiều doanh nghiệp có hiện tượng mua gom và đầu cơ dự án”.
“Thậm chí còn có nhiều quan điểm rằng, đây là thời điểm tốt để mua gom BĐS, nên rất nhiều doanh nghiệp lớn thu gom rất nhiều đất để phát triển dự án nhưng thực chất chỉ phát triển có lệ, trong khi các doanh nghiệp khác cần lại thiếu đất, thiếu dự án trầm trọng. Và những doanh nghiệp lớn đang đầu cơ này thường có ngân hàng đứng phía sau”, TS Lê Xuân Nghĩa thông tin.
Trước thực trạng này đã dẫn đến hiện tượng lãng phí đất đai nghiêm trọng, làm đình trệ cả tài chính và thị trường rơi vào rủi ro. Cụ thể, nhiều tập đoàn lớn nhưng âm dòng tiền nhiều năm nay song họ lại không hề lo lắng vì mục đích của họ là đầu cơ dự án.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này theo ông Nghĩa là do thể chế, pháp lý không minh bạch, rõ ràng.
Hậu quả là “tiếng kêu” về giá BĐS trong nhiều năm trở lại đây rất nhiều. Nhiều người trẻ nghĩ 1,5 tỷ đồng có thể mua được một căn chung cư "ngoài vành đai", cách xa trung tâm, nhưng giá thực tế có thể đã lên đến 2,5 tỷ đồng.
Vì vậy, TS. Lê Xuân Nghĩa kiến nghị, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Bộ Xây dựng nên chăng thành lập một bộ phận rà soát lại toàn bộ quỹ đất trong thành phố để thu hồi hoặc đánh thuế thật mạnh.
Đồng quan điểm trên, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, sự sụt giảm nguồn cung dự án nhà ở thị trường bất động sản vừa qua tại TP.HCM rất ghê gớm.
"Vướng là do quy định pháp luật, trực tiếp là dự án nào có 100% đất ở thì mới được công nhận là chủ đầu tư. Sau đó, có sửa thêm rằng “đất ở và các loại đất khác”. Chúng tôi cho rằng điều này không đúng ở Luật Đất đai. Có 173 dự án tại TP HCM bị vướng ở vấn đề này", ông Châu cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này, Nghị định 30 hướng dẫn đúng nhưng đã bỏ sót những trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp mà không có đất ở.
Trong 5 năm qua, quy định nhà đầu tư phải có 100% đất ở thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, dẫn đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại trong cả nước không thể triển khai thực hiện.
Nay chỉ cho phép thêm trường hợp được xác định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có đất ở hợp pháp và các loại đất khác, nhưng sẽ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, bao gồm trường hợp nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu: 100% đất nông nghiệp, 100% đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất hỗn hợp gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Khánh Yên
Tin mới
Người dân, doanh nghiệp được miễn, giảm thuế như thế nào do ảnh hưởng của bão số 3?
Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản hướng dẫn gửi Cục Thuế 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi mưa lũ về việc tổ chức hướng dẫn người nộp thuế các quy định pháp luật về miễn, giảm, gia hạn thuế, chính sách thuế cho người nộp thuế bị ảnh hưởng do gặp thiên tai.
Ấm áp Đêm hội trăng rằm tại biên giới Hà Tiên
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng UBND TP. Hà Tiên cùng sự đồng hành của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024, cho các em thiếu niên, nhi đồng tại khu vực biên giới Hà Tiên.
Ấn Độ xử lý đại gia công nghệ vi phạm luật cạnh tranh như thế nào?
Reuters đưa tin Samsung, Xiaomi và các công ty sản xuất điện thoại thông minh khác đã vi phạm luật cạnh tranh khi bắt tay với Amazon và Flipkart để tung ra mắt các sản phẩm độc quyền trên các sàn thương mại điện tử tại Ấn Độ.
Đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp xây dựng lại nhà chung cư và nhà ở xã hội chỉ cho thuê
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị bổ sung đối tượng doanh nghiệp “đầu tư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư” được áp dụng thuế suất 10% và đối tượng doanh nghiệp “đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) chỉ để cho thuê” được áp dụng thuế suất 6% thuế TNDN vào Dự thảo Luật để cụ thể hóa chính sách ưu đãi thuế suất đối với các đối tượng này.
Tổng thống Iran Pezeshkian: “Chúng tôi không tìm kiếm vũ khí hạt nhân"
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Masoud Pezeshkian khẳng định, chính phủ Iran không chuyển bất kỳ vũ khí nào cho Nga kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng Tám.
Chuyện xây dựng thương hiệu Công ty cổ phần Xây dựng 676
Trước đó, Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết “Thương hiệu Công ty Xây dựng 676 và những dự án đầu tư”, liên quan đến hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Xây dựng 676. Trong đó vấn đề đầu tư xây dựng các dự án, giải ngân vốn, chất lượng sản phẩm… được người tiêu dùng, bạn đọc quan tâm.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ