Chuyển đổi số tại EVNNPC: Dự án mang tầm chiến lược
Tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), để có cơ sở làm tiền đề chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh là điều quan trọng nhất, mọi thông tin về khách hàng, tài sản, con người, quy trình… đều phải được số hóa, lưu trữ và khai thác hiệu quả.
Cuộc họp bàn triển khai chiến lược chuyển đổi số của EVNNPC
Thực hiện chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) “ Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, chiều ngày 2/12/2020, Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chủ trì cuộc Họp bàn triển khai chiến lược chuyển đổi số của EVNNPC. Dự họp còn có ông Vũ Thế Nam – Thành viên HĐTV, ông Nguyễn Đức Thiện – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cùng các Ban Cơ quan Tổng công ty, Ban quản lý xây dựng Điện miền Bắc (BA3) và Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc (NPCIT)
Theo lộ trình của EVN, kế hoạch triển khai chuyển đổi số đến năm 2022 chủ yếu tập trung vào: Chuyển đổi nhận thức: Là xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp số cho cán bộ, công nhân viên và người lao động trong toàn EVN; Chuyển đổi quy trình nghiệp vụ; Thống nhất các nội dung chuyển đổi số bao gồm lĩnh vực chuyển đổi, thay đổi quy trình nghiệp vụ và lộ trình chuyển đổi số; Thống nhất nền tảng hạ tầng công nghệ số, nền tảng ứng dụng, dịch vụ số.
Ông Đỗ Văn Luân - Trưởng Ban VT&CNTT trình bày báo cáo tại cuộc họp
Tại EVNNPC, để có cơ sở làm tiền đề chuyển đổi số, việc ứng dụng CNTT vào mọi mặt hoạt động SXKD là điều quan trọng nhất, mọi thông tin về khách hàng, tài sản, con người, quy trình… đều phải được số hóa, lưu trữ và khai thác hiệu quả. Chính vì vậy, công tác triển khai chuyển đổi số của EVNNPC trong giai đoạn này tập trung vào: Chuẩn bị hạ tầng số; Chuyển đổi số trong từng lĩnh vực quản lý vận hành, kinh doanh điện năng, tài chính kế tóa, quản trị; Chuyển đổi số quy trình, nghiệp vụ...
Thời gian qua, EVNNPC cũng đã chú trọng ứng dụng ứng dụng CNTT để nâng cao năng suất lao động, kiểm soát công việc và điều hành SXKD trên mọi lĩnh vực: Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý vận hành và khai thác hiệu quả tài sản đối với lĩnh vực vận hành lưới điện; chất lượng trong dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh điện năng; năng lực quản lý dự án trong lĩnh vực ĐTXD; Nâng cao năng lực quản trị nội bộ: Tài chính, Nhân sự, Văn phòng; Nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong khai thác và triển khai các dịch vụ ứng dụng CNTT:
Sử dụng phần mềm quản lý kỹ thuật PMIS-OMS; phần mềm quản lý ATLĐ ECP; phần mềm GIS (cao, trung thế); Bước đầu nghiên cứu, chuẩn bị thực hiện triển khai dự án GIS nhằm quản lý toàn bộ các phần tử trên lưới điện cao, trung và hạ thế trên nền bản đồ; Sử dụng phần mềm IMIS để quản lý dự án, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào công tác khảo sát thiết kế: dùng drone, ứng dụng công nghệ 3D-BIM...; Đã thực hiện các dự án đảm bảo hạ tầng theo định hướng của EVN: nâng cấp năng lực trung tâm dữ liệu theo hướng ảo hóa, siêu hội tụ, trang bị giải pháp sao lưu, đảm bảo ATTT. Từng bước hoàn thiện, thay thế hệ thống cáp quang cũ hỏng, suy hao lớn, trang bị các switch đảm bảo 1+1...
Đánh giá và nhận thức đúng hơn về khái niệm chuyển số tại EVNNPC, các ban Tổng công ty đã trao đổi, đề xuất các giải pháp về các lĩnh vực ban phụ trách. Đại diện Ban tài chính kế toán cho biết: Cần chuẩn hóa mẫu các mẫu hợp đồng trong toàn Tổng công ty để tạo thuận lợi triển khai quy trình nghiệm thu, thanh toán, kiến nghị Ban pháp chế Tổng công ty chủ trì chuẩn hóa quy trình, Ban Ban VT&CNTT khảo sát dung lượng lưu trữ, năng lực và vấn đề ATTT và kiến nghị EVN cho phép truy cập dữ liệu trên ERP và IMIS...
Ông Đỗ Văn Năm – Trưởng ban kinh doanh EVNNPC cho biết hiện nay Ban đang chỉ đạo các đơn vị thực hiện số hóa toàn bộ hợp đồng kết hợp chuẩn hóa dữ liệu khách hàng, dự kiến đến hết năm 2021 sẽ hoàn thành; việc chuyển đổi số các quy trình song song cần có các dữ liệu tập trung của Tổng công ty để giám sát, kiểm soát tức thời; đề xuất Tổng công ty cần có chính sách thu hút được nhân lực chất lượng cao phục vụ cho dự án chuyển đổi số của Tổng công ty trong thời gian tới.
Ông Vũ Đình Khiêm - Giám đốc NPC IT phát biểu tại cuộc họp
Đại diện NPCIT khẳng định: Hạ tầng chuyển đổi số cơ bản đã hoàn thành đảm bảo dung lượng lưu trữ. Công tác triển khai nội dung chuyển đổi số CNTT về Hạ tầng và ATTT, về nền tảng phần mềm dùng chung, về chuyển đổi quy trình nghiệp vụ hướng tới dữ liệu là trung tâm, khách hàng là trung tâm, tài sản là trung tâm, người lao động là trung tâm cần rất nhiều công sức, thời gian đòi hỏi Ban điều hành chuyển đổi số EVNNPC cần quyết tâm, sát sao thực hiện đến cùng.
Ông Nguyễn Đức Thiện – Phó Tổng Giám đốc EVNNPC chia sẻ kinh nghiệm về công tác chuyển đổi số ở các đơn vị bạn
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác chuyển đổi số ở các đơn vị bạn, ông Nguyễn Đức Thiện – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cho biết: EVNNPC có thể tham khảo các phần mềm dùng riêng của EVNHCM, EVNHCM đã khởi động phần mềm quản lý lưới điện GIS từ năm 1995 đến năm 2015 mới cơ bản hoàn thành phần lõi với 15 phân hệ ứng dụng và đồng bộ dữ liệu tự động giữa các phần mềm. BA3 cần đẩy nhanh tiến độ dự án GIS để thực hiện cải tiến và số hóa công tác trên hiện trường trong công tác kỹ thuật an toàn, kinh doanh điện năng, đầu tư xây dựng...trên nền ứng dụng bản đồ GIS.
Ông Vũ Thế Nam – Thành viên HĐTV mong muốn Ban điều hành sẽ chủ động, quyết liệt chỉ đạo công tác chuyển đổi số tại Tổng công ty
Với mong muốn dự án chuyển đổi số của EVNNPC sớm đạt được hiệu quả, ông Vũ Thế Nam – Thành viên HĐTV mong muốn Ban điều hành sẽ chủ động, quyết liệt chỉ đạo công tác chuyển đổi số tại Tổng công ty, nghiên cứu kỹ để xây dựng dự án một cách tổng thể, chi tiết. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho CBCNV toàn Tổng công ty, kiến tạo cơ chế, hạ tầng chuyển đổi số, chỉ số thông tin dữ liệu, hoạt động chuyển đổi số, chỉ số đào tạo phát triển nhân lực...
Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp
Khẳng định chuyển đổi số tại EVNNPC là một dự án mang tính chiến lược, Bà Đỗ Nguyệt Ánh – Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc EVNNPC yêu cầu trước hết phải kiện toàn lại ban chỉ đạo, tổ công tác triển khai cũng như tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số, hàng tháng họp định kỳ và có sự tham gia của HĐTV; Trong tháng 12/2020 EVNNPC cần hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề năm 2021 để trình EVN phê duyệt, lượng hóa kết quả cho từng quý do đó trước 15/12/2020 các ban Tổng công ty đề xuất tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Ban chuyên môn gửi Ban VT&CNTT tổng hợp thông qua Ban điều hành và trình HĐTV; Ban VT&CNTT chủ trì xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2022 và thực hiện hoàn thành xây dựng kế hoạch trong quý I/2021 bao gồm kế hoạch đào tạo, đầu tư, kinh doanh, quản lý vận hành…; Chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ: TCKT, KT&AT, KD cần tổ chức triển khai trước, lựa chọn những đơn vị, nhà thầu lớn, có nhiều kinh nghiệm để tư vấn, hỗ trợ EVNNPC; Tập trung đẩy nhanh tiến độ và triển khai ngay các dự án lớn như Data Warehouse (NPCIT chủ trì), GIS (BA3 chủ trì xây dựng tiến độ, công nghệ)...
EVNNPC sẽ chủ động triển khai chuyển đổi số trong từng lĩnh vực, thực hiện quyết liệt và tìm cách đi riêng để rút ngắn tiến độ - Bà Ánh nhấn mạnh.
Kim Ngân
Tin mới
TP Lạng Sơn: Trên 600 vận động viên dự Giải việt dã "Bước chân gắn kết"
Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Lạng Sơn tổ chức giải việt dã "Bước chân gắn kết" mở rộng lần thứ III, năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập công đoàn tỉnh Lạng Sơn và 22 năm Ngày thành lập thành phố Lạng Sơn.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm
Hôm nay, ngày 23/9, chuyên gia của KBSV vẫn nghiêng về một kịch bản tăng cho VN-Index khi xu hướng tăng điểm vẫn đang được bảo toàn. Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu khi VN-Index vượt 1,250 điểm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự tọa đàm về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI
Các chuyên gia đánh giá cao chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI của Việt Nam, tin tưởng rằng với những hướng đi đã vạch ra, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này và sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Tỷ giá USD hôm nay 23/9: Khả năng giảm xuống dưới mốc 100 là rất cao
Tỷ giá USD hôm nay 23/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.148 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 100,74.
Bình Định: Tiến sĩ Hồ Huy Cường được vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông” năm 2024
Hội đồng Giải thưởng “Nhà khoa học của nhà nông lần thứ V- 2024” vừa công bố danh sách các cá nhân đạt được danh hiệu. Kết quả, Tiến sĩ (TS) Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ là 1 trong 56 cá nhân được vinh danh.
Giá cà phê hôm nay 23/9: Thị trường ổn định trong khoảng 119.500 - 120.000/kg
Thị trường cà phê trong nước hôm nay ổn định nằm trong khoảng 119.500 - 120.000. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 119.800đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai là 120.000 đồng/kg.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM