1. Chứng thư số là gì? Chữ ký số là gì? Chứng thư số và chữ ký số có giống nhau?
1.1. Chữ ký số là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 , quy định về chữ ký số như sau:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Theo đó, nói một cách dễ hiểu, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa, dùng để xác thực danh tính của cá nhân, tổ chức trong các giao dịch điện tử.
Chữ ký số được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như:
- Giao dịch ngân hàng trực tuyến: Ký các lệnh chuyển khoản, xác thực danh tính.
- Kê khai thuế: Nộp tờ khai thuế điện tử.
- Giao dịch chứng khoán: Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trực tuyến.
- Hợp đồng điện tử: Ký kết các hợp đồng có giá trị pháp lý.
- Quản lý hành chính: Xử lý các thủ tục hành chính trực tuyến.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Chứng thư số là gì? Chứng thư số và chữ ký số có giống nhau? (Ảnh minh họa – Nguồn Intertnet)
1.2. Chứng thư số là gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 , quy định về chứng thư số như sau:
Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Nói một cách dễ hiểu, chứng thư số đóng vai trò như một "chứng minh thư", giúp đảm bảo an toàn, tin cậy và minh bạch cho các giao dịch. Chứng thư số giúp xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số.
1.3. Chứng thư số và chữ ký số có giống nhau?
Chứng thư số và chữ ký số hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó:
- Chứng thư số: Xác minh danh tính của người ký.
- Chữ ký số: Xác thực tính toàn vẹn của tài liệu và chứng minh rằng tài liệu đó đã được người sở hữu chứng thư số ký.
Chữ ký số được coi là hợp pháp và an toàn khi được tạo ra và sử dụng trong thời gian chứng thư số còn hiệu lực, đồng thời có thể xác minh bằng khóa công khai. Vì vậy, để có chữ ký số, doanh nghiệp cần đăng ký chứng thư số trước. Chỉ khi sở hữu chữ ký số, doanh nghiệp mới có thể sử dụng hóa đơn điện tử.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: Chứng thư số là gì? Chữ ký số là gì? Chứng thư số và chữ ký số có giống nhau? Lưu ý: Các nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
2. Chứng thư số có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 5 , chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
(i) Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(ii) Tên của thuê bao.
(iii) Số hiệu chứng thư số.
(iv) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
(v) Khóa công khai của thuê bao.
(vi) Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(vii) Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
(viii) Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
(ix) Thuật toán mật mã.
(x) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
T. Hương Thủy (Nguồn: )