Thanh Hóa: Công điện tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19
Từ những nguy cơ hiện hữu với nhiều diễn biến nguy hiểm, phức tạp, khó lường, để thông báo sớm, cảnh giác cao, phòng từ xa, tránh lơ là, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn tiếp tục ban hành công điện tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19.
Chiều 21/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã có công điện về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có nhiều công điện, công văn liên quan công tác phòng chống dịch Covid-19.
Công điện lần này có nhiều điểm đặc biệt hơn, ban hành khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là ở: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… với nhiều chùm ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và lây nhiễm trong các khu công nghiệp, rất khó khăn cho việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ.
Đây là những tỉnh, thành phố có nhiều người dân Thanh Hóa đang sinh sống, học tập, làm việc và đặc biệt Nghệ An là tỉnh tiếp giáp Thanh Hóa, đã phải thực hiện phong tỏa toàn bộ thành phố Vinh và một số địa phương gần sát tỉnh.
Tại Thanh Hóa, tình hình dịch vẫn cơ bản được kiểm soát, rải rác các ca bệnh xâm nhập đều đã được giám sát, phát hiện sớm, chạy đua với thời gian, xử lý triệt để ngay từ đầu, hạn chế được tối đa số trường hợp tiếp xúc F1, F2, không để lây lan diện rộng. Tuy vậy, cũng đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở một bộ phận người dân và một số địa phương.
Đây là những nguy cơ hiện hữu, cả do khách quan và chủ quan, rất đáng lo, có thể khiến dịch xâm nhập và bùng phát bất cứ lúc nào.
Vì thế, lần này, Chủ tịch UBND tỉnh tập trung chỉ đạo tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng việc kiểm soát người về từ các tỉnh, thành phố có dịch (đặc biệt là các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương…) và thực hiện nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt nhất công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở các khu vực trọng điểm như khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, các khu vực tập trung đông người…
Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với Thanh Hóa lúc này là phải thông báo sớm, cảnh giác cao, phòng từ xa và nếu có dịch xâm nhập thì luôn luôn chủ động các kịch bản đối phó, để kiểm soát tốt tình hình, thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt người đi, đến các địa phương trong nước trở về tỉnh theo các chỉ đạo của trung ương và của tỉnh như: Tất cả những người đi, đến và trở về từ các điểm dịch, các khu phong tỏa, khu cách ly, giãn cách, các mốc dịch tễ theo thông báo của Bộ Y tế phải thực hiện cách ly tập trung 21 ngày và được lấy mẫu làm xét nghiệm tối thiểu 3 lần; Tất cả những người đi, đến và trở về từ các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương không từ các điểm, mốc dịch tễ nêu trên theo thông báo của Bộ Y tế thực hiện cách ly tại nhà tối thiểu 14 ngày và được lấy mẫu làm xét nghiệm tối thiểu 3 lần; Các đối tượng còn lại khi trở về tỉnh phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe tại nhà tối thiểu 2 ngày…
Việc kiểm soát người đi, đến các địa phương trong nước trở về tỉnh là nêu cao tinh thần phòng từ xa. Bởi hiện tại tình hình dịch trong tỉnh đang được kiểm soát tốt, điều cần thiết là phải phòng xa các nguy cơ xâm nhập từ địa phương khác. Thực tế phòng chống dịch thời gian qua cho thấy, một số tỉnh thành để dịch xảy ra chính là do việc kiểm soát người chưa nghiêm ngặt, còn tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với các nguy cơ. Một chút lơ là, mất cảnh giác thôi thì sẽ phải trả giá rất đắt về mọi mặt: Sức khỏe của nhân dân, tình hình an ninh tại địa phương, rồi phát triển kinh tế bị đình trệ…
Không những kiểm soát nghiêm ngặt người đi, đến các địa phương khác trở về tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh còn chỉ đạo hàng loạt các biện pháp như: Kiểm soát nguy cơ từ hai địa phương đang bùng phát dịch sát với Thanh Hóa là Nghệ An và Hà Tĩnh; Việc tiếp nhận công dân, người nước ngoài nhập cảnh cách ly tại tỉnh theo đề xuất của Bộ Tư lệnh Quân khu 4; Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế; Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân, cảng Nghi Sơn và cửa khẩu Na Mèo; 8 chốt kiểm soát liên ngành…
Đặc biệt, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh còn chỉ đạo rất cụ thể các biện pháp thực hiện xét nghiệm sàng lọc, kiểm soát nguy cơ dịch. Theo đó, từ ngày 25/6/2021, giao Ban quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất với các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí, phối hợp với cơ quan y tế địa phương và các cơ sở xét nghiệm có đủ năng lực, thực hiện xét nghiệm sàng lọc định kỳ 10 ngày 01 lần cho ít nhất 50% người lao động bằng Test nhanh kháng nguyên (đối với các cơ sở có số người lao động dưới 1.000 người), 20% (đối với cơ sở có số lao động từ 1.000 đến 10.000 người) và 10% (đối với cơ sở có số lao động trên 10.000 người) để kịp thời chủ động tầm soát, phát hiện, kiểm soát nguy cơ dịch, duy trì hoạt động sản xuất; nếu có kết quả xét nghiệm nghi ngờ hoặc dương tính thì chuyển CDC Thanh Hóa xét nghiệm khẳng định.
Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra rất rõ các nguy cơ, đồng thời yêu cầu thực hiện các biện pháp cấp bách một cách rất cụ thể, có thể nói là đã “chỉ mặt, đặt tên” rất rõ ràng, đối với các địa phương, đơn vị, cơ quan, ban ngành. Chỉ đạo sát sao như thế để làm gì? Để các địa phương, đơn vị, cơ quan, ban ngành không lúng túng. Để các địa phương, đơn vị, cơ quan, ban ngành thấy rõ trách nhiệm của mình cũng như trách nhiệm của người đứng đầu đối với nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là phòng chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế.
Điều đó cũng lý giải vì sao, sau khi có một số ca bệnh Covid-19 xâm nhập, tỉnh Thanh Hóa đã rốt ráo huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc một cách nhanh nhất, thực hiện các biện pháp quyết liệt, trên cơ sở khoa học để khống chế, khiến dịch không thể lây lan trên diện rộng.
“Thông báo sớm, cảnh giác cao, phòng từ xa, chủ động ngay, tránh lơ là; nếu dịch xảy ra thì không bị động, nhanh chóng kiểm soát tình hình…, tất cả vì mục tiêu giữ vững sự ổn định và phát triển trên mọi phương diện”, đó là chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn.
Khánh Yên
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin mới
Thời tiết ngày 22/9: Không khí lạnh tràn về, Bắc Trung Bộ mưa “trắng trời”
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 22/9, gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.
Giá heo hơi hôm nay 22/9: Tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền
Giá heo hơi tuần qua duy trì đà tăng mạnh tại cả ba miền, trong đó, khu vực miền Bắc đang giao dịch cao nhất cả nước. Hiện tại, giá khảo sát trên toàn quốc dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/9: Vàng nhẫn tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce
Giá vàng nhẫn 9999 tiếp tục tăng nhẹ hơn 100,000 đồng, theo đà tăng của giá vàng thế giới. Hiện tại, vàng thế giới tăng mạnh bỏ xa mức 2,600 USD/Ounce.
Giá xăng dầu hôm nay 22/9: Tuần tăng hơn 4%
Giá xăng dầu hôm nay 22/9, tính hết tuần này, cả 2 mặt hàng dầu chuẩn WTI và Brent đều tăng hơn 4%.
Giá cà phê hôm nay 22/9: Thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 22/9 trong khoảng 119,500 - 120,000 đồng/kg, đồng loạt giảm mạnh hơn 2,000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/9: Trong nước tăng giảm trái chiều, giá tiêu cao nhất 151,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 22/9 trong khoảng 150,000 - 151,000 đồng/kg, thị trường trong nước tăng giảm trái chiều 1,000 đồng/kg tại các địa phương. Giá tiêu thế giới không thay đổi so với hôm qua.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM