Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chính sách BHYT học sinh-sinh viên: Tăng cường các giải pháp

Công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên (HSSV) từ năm 2016 đến năm 2018 đã có được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, ngành bảo hiểm cũng đề xuất nhiều giải pháp để việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Nhiều giải pháp để việc thực hiện chính sách BHYT HSSV đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. (Ảnh: Internet)Nhiều giải pháp để việc thực hiện chính sách BHYT HSSV đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. (Ảnh: Internet)

Còn nhiều vướng mắc, bất cập

Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho các đối tượng có liên quan và các văn bản cá biệt để hướng dẫn thực hiện đối với từng nội dung cụ thể. 

Bên cạnh đó, BHXH cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã chủ động tiến hành ký kết chương trình phối hợp với ngành Giáo dục cùng cấp, ban hành kế hoạch phối hợp, thành lập Ban chỉ đạo, ban hành công văn liên ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện, xây dựng và giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể tới các trường học trên địa bàn, tổ chức sơ kết, đánh giá đề ra những giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện BHYT đối với HSSV đã gặp một số khó khăn, vướng mắc.

 Luật BHYT quy định BHYT HSSV là hình thức bắt buộc, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp chế tài xử lý cụ thể đối với nhóm HSSV khi không tham gia BHYT. Do đó, các cơ sở giáo dục vẫn chưa có biện pháp ràng buộc HSSV phải tham gia BHYT, dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT còn chưa đồng đều tại một số địa phương.

Điều kiện hoàn cảnh kinh tế của nhiều hộ gia đình có con em là HSSV còn khó khăn, không có tiền mua BHYT. Nhóm đối tượng HSSV, đặc biệt là sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa tích cực tham gia BHYT (chủ yếu chỉ tham gia năm thứ nhất) do nhận thức của một bộ phận HSSV cho rằng họ ít ốm đau nên không tham gia BHYT.

 Việc phát triển đối tượng sinh viên tham gia BHYT gặp nhiều khó khăn ở hầu hết các địa phương do tỷ lệ tham gia BHYT thấp. Chỉ có học sinh tại các trường phổ thông thì mới có tỷ lệ cao.

 HSSV là người dân tộc thiểu số mới thoát khỏi vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và một số HSSV thuộc đối tượng mới thoát nghèo, cận nghèo nên không được ngân sách đóng toàn bộ vì vậy số tiền tự đóng BHYT cao hơn. Một số địa phương do ngân sách hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho HSSV ngoài mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước. 

Do HSSV thuộc các nhóm đối tượng khác như người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, thân nhân công an, quân đội cơ yếu, người có công… không được nhà trường thống kê đầy đủ; một số HSSV được BHXH Bộ Quốc phòng cấp thẻ nhưng không chuyển danh sách chi tiết đến BHXH các tỉnh nên số liệu thống kê HSSV thuộc nhóm đối tượng khác chưa chính xác.

Nhiều hộ gia đình tuy không thuộc hộ nghèo hay cận nghèo nhưng khó khăn trong tham gia BHYT do thu nhập không ổn định nhưng đầu năm học phải đóng nhiều khoản thu theo yêu cầu của nhà trường ngoài việc đóng BHYT như học phí, trang phục, sách vở,…Mức đóng BHYT HSSV hàng năm tăng do mức lương cơ sở điều chỉnh tăng sẽ là khó khăn đối với những gia đình còn khó khăn, đông con đi học. 

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT HSSV ở một số nhà trường còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận HSSV chưa hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHYT.

Một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác phối hợp giữa hai ngành BHXH và Giáo dục Đào tạo trong việc triển khai BHYT HSSV. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm chỉ đạo triển khai BHYT học sinh tại các nhà trường, chưa quan tâm thích đáng đến công tác y tế trường học. Tại một số cơ sở giáo dục chỉ liệt kê số tiền đóng BHYT HSSV vào các khoản thu đầu năm học mà thiếu đi công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật BHYT cho HSSV…

Hoạt động y tế tại các trường học đạt hiệu quả chưa cao, hầu hết các trường chưa có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đủ điều kiện theo quy định để được trích kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu; các trường còn lúng túng trong quản lý và sử dụng số kinh phí được trích chuyển tại nhà trường.

Sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu không hiệu quả: phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích, ốm đau tại nhà trường đều thông báo cho gia đình hoặc người thân đến để đưa đi bệnh viện do nhà trường không xử lý được.

 Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT còn rườm rà dẫn đến sự không hài lòng của người bệnh BHYT. Mặc dù có thẻ BHYT nhưng người tham gia BHYT nói chung và HSSV nói riêng vẫn phải chi trả từ tiền túi rất nhiều khi đi KCB.

 Đề xuất những giải pháp

Về một số giải pháp thực hiện BHYT HSSV thời gian tới, ngành giáo dục và đào tạo từ Trung ương đến địa phương giao chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh đối với từng cơ sở giáo dục; đưa tiêu chí đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật của HSSV đảm bảo năm 2019 đạt 100% HSSV tham gia BHYT.

Thực hiện thu BHYT HSSV đảm bảo theo đúng quy định, đối với sinh viên mới nhập học, học sinh chuyển cấp, mới vào lớp 1 thực hiện thu BHYT HSSV của những tháng còn lại năm 2019. Đối với HSSV đã thực hiện thu theo năm tài chính thì tiếp tục thực hiện thu vào cuối năm 2019; cơ sở giáo dục thu tiền đóng của HSSV theo phương thức linh hoạt 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT. Chỉ thực hiện thu BHYT một lần năm 2020 nếu HSSV có nguyện vọng và tự nguyện đóng.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT đến HSSV và các bậc phụ huynh thông qua Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Đội Thiếu niên Tiền phong. Đặc biệt nhấn mạnh, thực hiện BHYT không chỉ là quyền lợi và trách nhiệm công dân của mỗi HSSV mà còn thể hiện ý thức chấp hành pháp luật của những chủ nhân tương lai của đất nước, khẳng định vai trò của BHYT trong bối cảnh viện phí điều chỉnh theo hướng tính đúng, tính đủ.

Cung cấp danh sách HSSV, bao gồm cả HSSV có tham gia BHYT và chưa tham gia BHYT để cơ quan BHXH tuyên truyền, vận động HSSV tham gia để phấn đấu 100% HSSV có thẻ BHYT; đồng thời sử dụng có hiệu quả, đúng quy định đối với kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Cần quan tâm, tăng cường chỉ đạo hơn nữa việc thực hiện công tác BHXH, BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng trên địa bàn. Không khen thưởng đối với các nhà trường nếu chưa hoàn thành tỷ lệ HSSV tham gia BHYT. Huy động nguồn kinh phí thuộc Ngân sách địa phương, nguồn tài trợ để hỗ trợ HSSV tham gia BHYT ngoài phần kinh phí đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ. 

Các cơ quan BHXH tiến hành phối hợp với cơ sở giáo dục hướng dẫn HSSV cách thức tra cứu mã số BHXH, trường hợp tra cứu không tìm thấy mã số BHXH thì nhà trường sẽ hướng dẫn HSSV kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai do cơ quan BHXH cung cấp để cấp mã số BHXH; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động HSSV tham gia BHYT; bảo vệ quyền lợi cho người bệnh là HSSV khi đi KCB.

 Đồng thời, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu để nâng mức hỗ trợ đóng từ 30% đến 50%; đơn giản hóa thủ tục KCB BHYT nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT khi đi KCB; kiểm tra giám sát và có chế tài xử lý đối với trường hợp cơ sở KCB thu thêm các chi phí đã kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chi phí thuộc phạm vi thanh toán BHYT và hạn chế thu thêm các chi phí ngoài phạm vi thanh toán BHYT. Có như vậy mới khuyến khích được người dân tham gia BHYT, trong đó có HSSV.

Việt Anh 

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3
Quảng Ninh xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế sau bão số 3

Để sớm khắc phục thiệt hại sau bão, khôi phục hoạt động sản xuất, tái thiết các công trình xây dựng, tài sản, cơ sở vật chất bị thiệt hại… UBND tỉnh Quảng Ninh đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế.

Đã có 5 ngân hàng triển khai gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão
Đã có 5 ngân hàng triển khai gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão

Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Ninh, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, văn bản của tỉnh Quảng Ninh đề nghị tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng đang vay vốn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3, ngày 19/9, một số ngân hàng thương mại đã thống nhất chính sách hỗ trợ thuộc thẩm quyền.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với Sở Xây dựng về nhà ở, bất động sản, phát triển đô thị
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với Sở Xây dựng về nhà ở, bất động sản, phát triển đô thị

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với Sở Xây dựng liên quan đến các nội dung: chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở xã hội và thị trường bất động sản, nhân lực ngành xây dựng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh).

Xứ phạt một tài xế xe đầu kéo kinh doanh hàng nhập lậu
Xứ phạt một tài xế xe đầu kéo kinh doanh hàng nhập lậu

Sáng 18/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế Trần Xuân Hậu (SN 1997, trú ở xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) do có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Tiền Giang: Phát hiện 06 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh bánh trung thu
Tiền Giang: Phát hiện 06 cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh bánh trung thu

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 06 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu vi phạm, thu phạt gần 20.000.000 đồng.

Quy định mới về hạn mức giao đất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai
Quy định mới về hạn mức giao đất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 39/2024/QĐ-UBND ngày 17/9/2024, quy định hạn mức giao đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.