Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chiến thắng Điện Biên Phủ-bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Lào

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng đối với cách mạng Lào, mà còn có ý nghĩa đối với quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam.

Hội nghị đại biểu Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào (1953). Ảnh tư liệu
Hội nghị đại biểu Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào (1953). Ảnh tư liệu

Năm 1954, chiến thắng chấn động địa cầu mang tên Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn ký hiệp định đình chiến Geneve, công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Lào, Việt Nam, Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng cách mạng Lào. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào.

Cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm lược Đông Dương, biến Lào thành nước thuộc địa vào năm 1893. Sau đó chúng bóc lột nhân dân các dân tộc Lào như nô lệ. Nhưng với truyền thống đấu tranh không chịu khuất phục, nhân dân Lào đã cùng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp với các phong trào rộng trong cả nước.

Đi đôi với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương, các nhà yêu nước của Lào cũng đã hoạt động phối hợp với Đảng Cộng sản Đông Dương để tổ chức chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào.

Tháng 10/1945, nước Lào tuyên bố độc lập, lần đầu tiên nhân dân các dân tộc Lào đã làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nhưng niềm vui độc lập trên mảnh đất Lào không được bao lâu thì thì thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ hai.

Trong những năm 1947 và 1948, lực lượng vũ trang địa phương ở Thượng, Trung và Hạ Lào lần lượt ra đời, tiến hành chiến tranh du kích và đã phối hợp chiến đấu với bộ đội Việt Nam giành nhiều thắng lợi quan trọng.

Đến đầu năm 1949, Quân đội Lào Itsala được thành lập, đánh dấu thời kỳ phát triển mới của các lực lượng vũ trang cách mạng Lào. Được sự giúp đỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Quân đội Lào Itsala tiếp tục được củng cố, từng bước tạo lập thế trận chiến tranh nhân dân đánh địch.

Giai đoạn năm 1953-1954, quân và dân hai nước Việt - Lào liên tiếp mở các chiến dịch Thượng Lào rồi tới Trung Lào, giải phóng phần lớn lãnh thổ Lào. Đầu năm 1954, các đơn vị giải phóng Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã mở chiến dịch Nậm U, sau đó tiến công vào M­ường Khoa, giải phóng toàn bộ miền Đông Louangphabang. Chiến dịch Nậm U thắng lợi đã phá tan chỗ dựa và đường rút lui của địch làm cho Điện Biên Phủ bị cô lập, tạo điều kiện cho quân đội Việt Nam tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ.

Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ 2 năm 1946: Ảnh tư liệu
Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào lần thứ hai năm 1946. Ảnh tư liệu

Nói về bước ngoặt lịch sử của cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cho biết, thực dân trở lại xâm lược, Lào - Việt Nam thêm một lần nữa sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung và tiếp tục chiến đấu giành được những thắng lợi vẻ vang, nổi bật nhất và trở thành bước ngoặt lịch sử đó là chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, bắt thực dân cũ phải ký Hiệp định Geneve về Đông Đương.

Với sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung, mở rộng cách mạng của nhân dân Lào, là nhân tố ra đời Đảng Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng tại Lào.

Hiệp định Geneve vừa được ký kết thì Mỹ ráo riết can thiệp vào 3 nước Đông Dương, với âm mưu đặt Lào, miền Nam Việt Nam và Campuchia vào “khu vực bảo hộ” của Mỹ. Tại Lào, Mỹ lập ra chính quyền phái hữu Vientiane, cải tổ quân đội Hoàng gia Lào, tăng cường viện trợ quân sự nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Lào. 

Lúc này, phong trào cách mạng của các nước trong khu vực Đông Dương đều có những đặc thù riêng. Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn thành vai trò của mình, các quốc gia đều tách ra thành lập riêng Đảng Cộng sản phù hợp với phong trào cách mạng thời kỳ mới của quốc gia mình.

Sự ra đời của Đảng Nhân dân Lào và Đảng ủy Quân sự Trung ương Lào vào đầu năm 1955 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào. Đó cũng là sự chuyển biến tất yếu cho bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và quân đội Lào trong những giai đoạn tiếp theo.

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ảnh tư liệu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ảnh tư liệu.

Trước âm mưu của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Lào, Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phòng Lào xác định việc đẩy mạnh xây dựng quân đội là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, là công tác trung tâm thứ nhất. Theo Hiệp định Geneve, Quân đội Lào Itsala tiến hành tập kết về hai tỉnh Houaphan và Phongsaly. Lúc này, phong trào thanh niên tòng quân diễn ra rất sôi nổi ở khắp các vùng miền mà quân đội Itsala đi qua.

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone ra nhập cách mạng Lào vào đúng thời điểm hào hùng nhất của cuộc chiến đấu, cuộc tổng tiến công chiến lược trên chiến trường ba nước Đông Dương. Khi ấy, ông Choummaly mới 18 tuổi, là chàng thanh niên của vùng Attapeu giàu truyền thống đã trở thành nhà cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng cách mạng Lào, nguyện đem sức mình góp phần giành lại độc lập, tự do cho đất nước. 

Theo ông Chummaly, chiến tranh Đông Dương kết thúc, sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, đất nước hòa bình, do đó các bên, nhất là Lào phải bàn bạc, giải quyết vấn đề nội bộ. Ông tình nguyện nhập ngũ khi 18 tuổi và đến tập kết tại Sầm Nưa, Phongsaly theo chỉ thị của Trung ương, mà không biết đến bao giờ mới trở về, bởi phải chờ cuộc đàm phán giữa bên Lào Itsala và phía Lào Vientiane vào tháng 12/1955.

"Mọi người ai cũng muốn đi Sầm Nưa, Bắc Lào vì họ cho rằng, đi Bắc Lào sẽ sớm được trở về, chẳng ai nghĩ rằng cuộc cách mạng lại trường kỳ gian nan như vậy”, ông Chummaly kể lại.

Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng đối với cách mạng Lào, mà còn có ý nghĩa đối với quan hệ đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam. Bởi đây là minh chứng về sự phối hợp, hỗ trợ và cùng nhau kề vai sát cánh chống kẻ thù chung trên tinh thần đồng cam cộng khổ, đồng sinh đồng tử, để rồi tiến tới kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Lào, dẫn tới sự ra đời của nước CHDCND Lào vào ngày 2/12/1975.

Theo VOV.vn

 

Bài liên quan

Tin mới

Giáo viên chuyển làm công chức xã, xếp lương thế nào?
Giáo viên chuyển làm công chức xã, xếp lương thế nào?

Bà Phương Thanh Loan (Lạng Sơn) là giáo viên biên chế tại trường THCS từ năm 2000 đến tháng 7/2012. Trong thời gian làm giáo viên, bà được cử đi học đại học Luật. Năm 2012, UBND huyện có nhu cầu tuyển dụng công chức Tư pháp – Hộ tịch, bà Loan đã xin chuyển ngành sang lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch tại huyện.

TP. HCM: Thắt chặt việc giám sát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường
TP. HCM: Thắt chặt việc giám sát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội và UBND TP. HCM về việc trả lời ý kiến của cử tri - đề nghị tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường, xả nước thải xuống kênh rạch, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân...

Thủ tướng khẳng định: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết
Thủ tướng khẳng định: Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, tinh thần là đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết trong lúc này để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả; không để ai bị đói, bị rét, bị thiếu chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, người bệnh phải được chữa bệnh.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng sau bão Yagi
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng sau bão Yagi

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của bão Yagi sớm vượt qua khó khăn, ổn định lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hà Nội: Phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Nhuệ
Hà Nội: Phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Nhuệ

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hà Nội vừa ra lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Nhuệ, tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố...

Thủ tướng cùng cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Thủ tướng cùng cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ đã tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, hưởng ứng lễ phát động ủng hộ đồng bào của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.