Chiến lược “xanh hóa” nền kinh tế là xu thế tất yếu để phát triển bền vững
Chiến lược “xanh hóa” nền kinh tế được thiết lập thông qua việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, kinh tế xanh với nguyên tắc chính là giảm thiểu tối đa rác thải độc hại, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo cân bằng lợi ích xã hội.
Từ năm 2010 Việt Nam đã bắt đầu triển khai khi có chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xanh và đến nay đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có rất nhiều hiệp định thế hệ mới có những đòi hỏi khắt khe về môi trường, phát triển bền vững.
“Các lĩnh vực, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu, chúng ta phải hướng đến đáp ứng yêu cầu khách hàng là sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái chế. Và trong tiêu dùng cũng thế, ý thức người tiêu dùng cũng đã thay đổi. Tất cả đặt ra yêu cầu để doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai. Đây là thời điểm chúng ta phải tăng tốc trong phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh” ông Võ Tân Thành nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, biến đổi khí hậu thời gian qua đã gây ra những vấn nạn với một loạt quốc gia. Vì vậy, các quốc gia dù muốn hay không cũng buộc phải quan tâm tới việc làm sao phát triển xanh hơn, thân thiện với môi trường và chung tay bảo vệ môi trường tốt hơn. Người tiêu dùng cũng vậy, đã có ý thức rất tốt về việc đó, đặc biệt là với hai giới quyết định nhất về tiêu dùng hiện nay là tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường và tẩy chay những sản phẩm gây hại cho môi trường.
“Phát triển xanh, tăng trưởng xanh bây giờ đối với chúng ta là vô cùng quan trọng, cần thiết, không làm bây giờ thì sẽ là quá muộn. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhận thức sớm, đi tiên phong, làm khá nhiều việc hướng tới kinh tế xanh. Người ta thấy rất rõ là những doanh nghiệp làm kinh tế xanh tốt thì nâng cao được năng lực cạnh tranh, thuyết phục được người tiêu dùng nhiều hơn, tạo được niềm tin lớn cho người tiêu dùng. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì đó đã là thành tựu của doanh nghiệp”, bà Phạm Chi Lan nói.
Để sản xuất xanh, phát triển kinh tế xanh, doanh nghiệp cần: xây dựng được chuỗi cung ứng xanh; đào tạo cho người lao động về kinh tế xanh từ nhận thức cho đến kỹ năng, thái độ làm việc và nguồn lực tài chính, đầu tư công nghệ cho sản xuất xanh.
Trong các yếu tố đó, phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó khăn về vốn, về công nghệ, về nhân lực. Tuy nhiên, đã đến lúc phải khắc phục khó khăn, phải đổi mới sáng tạo. Bởi nếu không nghĩ xanh, làm xanh thì khó mà tồn tại và phát triển bền vững.
Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao được nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý đánh giá là có nhiều doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất xanh. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội cho rằng, chính việc chuẩn hóa các khâu trong sản xuất, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu “xanh” của thị trường đã đưa doanh nghiệp đến với kinh tế xanh.
“Chữ “xanh” bây giờ đến với các ngành nghề. Làm sao để giảm phát thải, rác thải ra môi trường xung quanh. Người tiêu dùng khi bỏ phiếu bình chọn cho doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thì yếu tố tốt hay không tốt cho môi trường đã nằm trong sự cân nhắc của họ rồi”, bà Vũ Kim Hạnh nói.
Công Huy (t/h)
Tin mới
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).
Mozambique mong Việt Nam hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản
Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi chúc mừng những thành tựu phát triển vượt bậc của Việt Nam về ổn định chính trị, xã hội, tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế; nhấn mạnh quyết tâm của Nhà nước và Chính phủ Mozambique trong củng cố và phát triển quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam