Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ vừa diễn ra tại Hà Nội, nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thi hành Luật SHTT. Đồng thời chỉ ra các bất cập, hạn chế và đưa ra các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện.

Những tồn tại, hạn chế

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh cho biết: Qua thực tiễn 10 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Luật SHTT còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ SHTT của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tuy nhiên, trải qua 10 năm thi hành Luật SHTT cho thấy còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc ký kết. Vì vậy, ngày 07/12/1016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 3900/QĐ-BKHCN về Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.

Tham luận tại Hội nghị, ông Dương Tử Giang, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh cho rằng, trước hết trong số các đối tượng SHCN thì giải pháp hữu ích là đối tượng chưa được quy định rõ ràng dẫn đến hiểu lầm về loại đối tượng này. Có lẽ tốt hơn là quy định lại một cách rõ ràng, tách bạch đối tượng này với đối tượng sáng chế. Hơn nữa cần có hướng dẫn rõ ràng về tiêu chuẩn “không phải là hiểu biết thông thường” đối với giải pháp hữu ích.

Hiện nay, số lượng đơn sáng chế đang tăng nhanh dẫn đến tình trạng quá tải tại Cục SHTT. Trong khi đó một số lượng không nhỏ đơn sáng chế được rút bỏ sau 2 đến 3 năm tính từ ngày nộp đơn. Để giảm tải cho Cục SHTT và thúc đẩy quá trình xử lý đơn thì thời hạn xét nghiệm hoãn nên được tăng lên, ví dụ kéo dài thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung từ 42 tháng hiện nay lên 7 năm tính từ ngày nộp đơn để người nộp đơn có thêm thời gian cân nhắc và giảm bớt số lượng đơn cần thẩm định. Hơn nữa, việc thẩm định tại Việt nam bắt đầu càng muộn thì càng có nhiều cơ hội tận dụng kết quả tra cứu và thẩm định tại nước ngoài. Việc tham khảo các patent đồng dạng nên được quy định chi tiết hơn bằng cách đặt ra các mốc thời gian cụ thể sau khi các thẩm định viên đã nhận được patent nước ngoài.

Số lượng patent đã cấp được sử dụng trên thực tế là rất ít, số lượng patent bị vi phạm còn ít hơn nữa. Trong khi đó hàng năm số lượng đơn cần thẩm định là rất lớn. Để giảm bớt khối lượng công việc thẩm định thì một cách làm có thể tham khảo là chuyển sang chế độ đăng ký (registration system). Theo đó, đơn được nộp chỉ cần qua thẩm định hình thức là được cấp bằng. Mọi tranh chấp sau này liên quan đến sáng chế sẽ được giải quyết thông qua khiếu nại hoặc tòa án.

Điều 133 Luật SHTT có quy định về quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có trường hợp nào áp dụng điều luật này, trong khi đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để làm giảm giá thuốc đối với các bệnh có nguy cơ cao đối với toàn xã hội. Việc sử dụng quyền này cũng phù hợp với Tuyên bố Doha. Do đó, cần ban hành các hướng dẫn chi tiết để có thể thí điểm áp dụng điều 133 trong một trường hợp cụ thể.

Để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sáng chế cần tăng cường thêm đội ngũ giám định viên về sáng chế cũng như cần sớm thành lập tòa chuyên trách về SHTT. Hiện nay số lượng giám định viên sáng chế quá ít còn các thẩm phán thì chưa được đào tạo chuyên sâu về sáng chế nên việc thực thi quyền SHTT đối với sáng chế rất khó khăn.

Việc công khai các thông tin liên quan đến tiến trình xử lý đơn sáng chế cũng như các vụ việc khiếu nại, tranh chấp cũng rất quan trọng vì góp phần làm minh bạch, tạo sự công bằng trong mọi vấn đề liên quan đến SHTT. Trong tương lai cần hướng đến công bố công khai toàn bộ nội dung đơn cũng như tiến trình xử lý đơn, cũng như giải quyết khiếu nại để bất cứ bên thứ ba nào quan tâm đều có thể theo dõi, giám sát thông qua kết nối mạng.

Liên quan đến việc duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ, hiện nay chủ văn bằng phải đóng từng năm một, rất phiền toái. Nhiều chủ văn bằng muốn được đóng lệ phí duy trì hiệu lực cho vài năm liên tiếp. Cách làm này thuận tiện cho chủ văn bằng trong khi không gây ra bất kỳ thiệt hại gì cho nhà nước, hay nói đúng hơn là có lợi cho nhà nước vì thu được số tiền lớn ngay một lúc. Do đó, đề nghị cho phép chủ văn bằng tự lựa chọn đóng lệ phí hàng năm hay đóng một lúc cho nhiều năm.

Về quyền tác giả, quyền liên quan, hệ thống pháp luật về QTG, QLQ với những quy định khác biệt về nguyên tắc, nội dung và cơ chế thực thi bảo hộ so với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và dược phẩm) nhưng lại được sắp xếp trong hệ thống pháp luật nói chung gây trở ngại, khó khăn lớn trong quá trình thực thi.

Nhiều quy định trong Luật SHTT không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, trong bối cảnh các quan hệ dân sự thuộc quyền sở hữu trí tuệ nói chung và QTG, QLQ nói riêng đã có những thay đổi đáng kể và phát triển nhanh chóng từ việc thi hành các quy định pháp luật về QTG, QLQ tại quốc gia và hội nhập quốc tế các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới…

Bà Lê Thị Quỳnh Như, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho hay: Đối chiếu với nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu theo TPP thì Luật SHTT sẽ cần phải sửa đổi nhằm dành sự bảo hộ độc quyền có thời hạn cho thuốc mới có nộp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu lực của TPP là một vấn đề chưa xác định và khó dự đoán. Ngay trong tình huống TPP được các thành viên TPP thông qua và có hiệu lực chính thức, thì Việt Nam vẫn còn một thời hạn chuyển tiếp tương đối dài để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này (12 năm + 3 năm). Vì vậy, trước mắt nhu cầu sửa đổi Luật SHTT về nội dung bảo mật dữ liệu là chưa có.

Mặt khác, tại các Điều 50-52 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quy định về thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân là vượt quá thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định 103/2007/NĐ-CP…

Nhiều giải pháp khắc phục

Để khắc phục những tồn tại, nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về SHTT được đề xuất.

Cụ thể, triển khai việc xây dựng Chiến lược SHTT quốc gia làm cơ sở cho việc xác định các mục tiêu, định hướng phát triển của hệ thống SHTT, làm nền tảng cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách, pháp luật về SHTT của nước ta trong các giai đoạn tiếp theo.

Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật về SHTT để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống.

Đồng thời khắc phục các khiếm khuyết, bất cập trong công tác xây dựng và triển khai thi hành chính sách, pháp luật về SHTT.

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ - Hình 1

Về định hướng chiến lược, cần hạn chế biện pháp hành chính, chuyển dịch sang biện pháp dân sự

Tham luận tại Hội nghị, đại diện Cục Bản quyền tác giả cũng đưa ra 5 kiến nghị:

Một là, đảm bảo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự 2015; bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi, hiệu quả hoạt động quản lý và thực thi của các cơ quan quan lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời làm cơ sở, tiền đề phát triển công nghiệp văn hoá theo tinh thần Nghị quyết 33- NQ/TW.

Hai là, giảm thiểu tối đa vướng mắc, khó khăn, bất cập và chồng chéo trong quá trình thi hành; cơ bản khắc phục sự nhầm lẫn giữa QTG, QLQ với quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.

Ba là, lịch sử xây dựng và phát triển của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ thì các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội về QTG, QLQ được quy định riêng, song song với các văn bản quy phạm pháp luật quan hệ xã hội về quyền sở hữu công nghiệp...

Bốn là, phù hợp thông lệ quốc tế (một số nước có Luật quyền tác giả riêng như: Anh, Đức, Hoa Kỳ; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Canada, Chile, Mexico, Peru…)

Năm là, trên cơ sở rà soát các cam kết tại các FTA thế hệ mới (TPP, EVFTA), lộ trình thực hiện các cam kết có thời gian chuyển tiếp từ 3 đến 12 năm, vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Luật SHTT cần phải thực hiện để có hiệu lực trước năm 2021.

Ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó TGĐ Công ty SHTT INVESTIP (một trong những tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam) cho rằng: Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ đại diện SHCN nhằm nâng cao năng lực, khả năng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với hoạt động của tổ chức đại diện (thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo, tham gia các khóa học…). Mặt khác, duy trì việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc với các hành vi/hoạt động mạo danh/giả danh Cục SHTT, lợi dụng danh tiếng và uy tín của Tổ chức dịch vụ đại diện khác để trục lợi bất chính, gây hậu quả xấu…

Sửa đổi quy định pháp luật: (i) Tăng nặng mức phạt đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ để răn đe các hành vi vi phạm; (ii) Bổ sung các quy định/hướng dẫn về nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu sử dụng rộng rãi, hành vi nộp đơn với động cơ không trung thực…và các nội dung chưa phù hợp, chưa rõ ràng khác; (iii) Sửa đổi Luật Công nghệ Thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với các quy định của Pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Tăng cường hơn nữa năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đăng ký, cơ quan giải quyết tranh chấp, thực thi quyền bao gồm về nhận lực và trang thiết bị phương tiện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, phù hợp quy định của pháp luật. Đặc biệt cần có cơ chế hiệu quả, phù hợp nhằm nhanh chóng giải quyết các hồ sơ tồn đọng kéo dài nhiều năm tại Cục SHTT.

Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo để nâng cao hơn nữa vai trò của VIPA - Hội SHTT Việt Nam nhằm hướng đến xây dựng một Hiệp hội nghề nghiệp về SHTT/SHCN thực sự là người đại diện cho lợi ích và ý chí của đa số các tổ chức đang hoạt động dịch vụ đại diện cũng như các tổ chức cá nhân khác là hội viên.

Về giải pháp xử lý xâm phạm quyền SHTT, bà Đỗ Thị Minh Thủy - Thanh tra Bộ KH&CN đã đưa ra 4 giải pháp cơ bản.

Về định hướng chiến lược, cần hạn chế biện pháp hành chính, chuyển dịch sang biện pháp dân sự; Nâng cao năng lực Tòa án, tiến tới thành lập Tòa chuyên trách SHTT; Tạo lập cơ chế “1 cửa” trong xử lý hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi.

Về pháp luật, sửa Luật SHTT và các văn bản pháp lý liên quan, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong hoạt động thực thi và giải quyết tranh chấp quyền SHTT; Quy định chế định pháp lý riêng về giải quyết tranh chấp quyền SHTT trong Luật SHTT.

Về năng lực, tăng cường trao đổi chuyên môn giữa các cơ quan thực thi; Cơ quan thực thi và Tòa án. Tạo sự nhất quán trong nhận định và xử lý các vụ việc có cùng bản chất; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi với Tòa án và Cục SHTT (Sử dụng, khai thác ý kiến chuyên môn của Cục SHTT, cơ sở dữ liệu dùng chung?).

Về nhận thức, nâng cao ý thức chủ động của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Hà Thu

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.

Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc

Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.

Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.

Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.