Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần cải thiện môi trường kỹ thuật số cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Theo một chỉ số mới do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) xây dựng, bốn trong năm các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á xếp cuối bảng xếp hạng toàn cầu về môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo Chỉ số Toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số, được công bố hôm nay như là một phần của Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2022, Singapore có môi trường kỹ thuật số và hệ thống hỗ trợ dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp tốt nhất thế giới. Hoa Kỳ đứng thứ hai, trong khi Thụy Điển đứng thứ ba trong số 113 nền kinh tế trong danh sách. Tuy vậy, 17 trong số 21 nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có trong danh sách đó lại xếp thứ hạng chót – điều này nhấn mạnh nhu cầu của nhiều quốc gia trong số đó cần phải khuyến khích khởi nghiệp kỹ thuật số.

Số hóa mang lại cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp ở Châu Á và Thái Bình Dương. Đó là động lực đổi mới, là chìa khóa cho các nền kinh tế đang phấn đấu đạt được mức thu nhập cao. Số hóa cũng có thể giúp cho các nền kinh tế trở nên dễ thích ứng hơn, như chúng ta đã thấy khi công nghệ kỹ thuật số đã giúp nhiều doanh nghiệp sống sót sau đại dịch Covid-19 và có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn diện nhờ giảm được chi phí khởi nghiệp.

Ông Albert Park, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định: “Khởi nghiệp kỹ thuật số đã giúp các nền kinh tế trụ vững trong đại dịch Covid-19 và có thể trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới trong thế giới sau đại dịch. Để làm được điều đó, cần tạo lập một môi trường mang tính hỗ trợ thông qua các chính sách tạo điều kiện và các ưu đãi khuyến khích. Mặc dù môi trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số của Châu Á đã đạt được những bước tiến đáng kể trong vài năm qua, vẫn còn rất nhiều điểm cần được cải thiện.”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chỉ số Toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số đo lường chất lượng của môi trường dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ thuật số bằng cách xem xét mức độ số hóa trên tám phương diện: văn hóa, thể chế, điều kiện thị trường, hạ tầng, vốn con người, tri thức, tài chính và mạng lưới.

Ngoài việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số như mạng băng thông rộng, các chính phủ cần thúc đẩy ổn định chính trị, hệ thống luật pháp đáng tin cậy, thị trường mở và cạnh tranh cũng như quyền sở hữu mạnh mẽ. Một phân tích của ADB cho thấy pháp quyền nghiêm có tác động tích cực đến sự đổi mới của doanh nghiệp, đồng thời ít tham nhũng hơn trong xã hội có mối tương quan với việc tăng số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp mới gia nhập thị trường.

Đối với toàn bộ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, nền văn hóa thiếu tính hỗ trợ là một trong những điểm yếu lớn nhất khi đề cập đến khuyến khích khởi nghiệp kỹ thuật số. Một ví dụ là nói chung công chúng còn chưa đánh giá cao vai trò quan trọng mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp trong tiến trình phát triển kinh tế. Một cách để thay đổi điều này là nâng cao nhận thức của công chúng về khởi nghiệp thông qua giáo dục.

ADB cam kết đạt tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. ADB được thành lập vào năm 1966, thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Điểm số của Chỉ số Toàn cầu về Hệ thống Khởi nghiệp Kỹ thuật số

Nền kinh tế

Xếp hạng trên

113 nền kinh tế toàn cầu

Điểm
(0-100)

Singapore

1

81,3

Hoa Kỳ

2

79,7

Thụy Điển

3

79,6

Đan Mạch

4

78,8

Thụy Sĩ

5

76,9

Hà Lan

6

75,6

Phần Lan

7

73.3

Na Uy

8

69,9

Luxembourg

9

69,6

Vương quốc Anh

10

69,0

Hàn Quốc

22

54,1

Malaysia

27

43,1

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

39

35,3

Georgia

50

28,3

Kazakhstan

52

27,4

Armenia

58

26,0

Thái Lan

59

25,9

Azerbaijan

60

25,5

Việt Nam

63

23,1

Indonesia

71

20,4

Ấn Độ

75

19,6

Philippines

79

18,5

Sri Lanka

82

17,5

Mông Cổ

84

17,2

Cộng hoà Kyrgyz

88

15,2

Tajikistan

95

12,8

Bangladesh

96

12,5

Pakistan

97

12,3

Campuchia

101

12,0

Nepal

104

11,5


Nguồn: Bản cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2022

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.

Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.