Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cạnh tranh bán lẻ thời hội nhập

Theo Bộ Công thương, các DN FDI đã chiếm 70% bán lẻ thị phần cửa hàng tiện lợi, 15% thị phần siêu thị mini, 50% thị phần qua các hình thức bán hàng trực tuyến… Như vậy, cạnh tranh bán lẻ không chỉ diễn ra ở mô hình siêu thị và TTTM, mà còn ở các hình thức bán hàng khác.

 

Bán lẻ: Sức hút hấp dẫn

Hội nhập đã mang lại cơ hội cho lĩnh vực bán lẻ Việt Nam có điều kiện tiếp cận với các mô hình kinh doanh hiện đại của các tập đoàn lớn trên thế giới. Người tiêu dùng cũng được hưởng về cung cách phục vụ chuyên nghiệp và quỹ hàng hóa của các nước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho mình, cho gia đình thuộc về các “thượng đế”.

Đi đôi với những cơ hội thì thách thức cũng rất lớn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam. Lớn nhất là sự cạnh tranh về nhiều mặt, không cân sức giữa DN Việt và các DN bán lẻ nước ngoài.

Theo đánh giá của một số tổ chức thế giới, Việt Nam là một thị trường có sức hấp dẫn số 1 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bởi thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 2.100 USD; dự báo đến năm 2020, sẽ đạt mức 3.400 USD. Với số dân gần 93 triệu người, đa số là dân số trẻ, tổng mức tiêu dùng cuối cùng của xã hội, bình quân xấp xỉ 70% GDP - là mức khá cao so với các nước.

Tốc độ tăng trưởng bán lẻ bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt 8,5%/năm. Kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm 25% thị phần, thị trường nông thôn còn chưa được khai thác nhiều. Đó là tất cả những gì mà bán lẻ Việt Nam có sức thu hút lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.

Nhiều tập đoàn như Metro, Big C, Lotte Mart, Aeon, Auchan, Dairyfarm, Emart, Seven Eleven, Family Mart đã đầu tư và sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối của mình ở thị trường nội địa. Họ thâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như đầu tư trực tiếp, liên doanh, M&A... Ngoài ra, còn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, tài chính, ngân hàng...

Một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các nhà bán lẻ nội đã có nhưng hiệu quả còn thấp, sức vươn lên của DN Việt Nam còn yếu và thiếu tầm chiến lược cho nhiều năm sau.

Cuộc cạnh tranh không cân sức

Có thể nói, các DN nước ngoài, họ có kinh nghiệm lâu năm, nhiều thương hiệu lớn, tiềm lực tài chính rất mạnh, sẵn sàng chịu lỗ vài năm để tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi phân phối với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Về cơ bản, họ đảm bảo được nguồn hàng phong phú, có chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán ngày càng giảm, có tính cạnh tranh cao, họ là chuỗi thu mua phân phối toàn cầu…

Họ chỉ có một điểm yếu đó là chưa tìm hiểu thật sự đầy đủ về tập quán tiêu dùng của người Việt Nam mà thôi; một chút khó khăn về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT khi họ mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi.

Cạnh tranh bán lẻ thời hội nhập - Hình 1

Bán lẻ - cuộc cạnh tranh không cân sức

Ngược lại, DN Việt Nam tuy có lợi thế am hiểu về người tiêu dùng, một chút lợi thế về mạng lưới và khách hàng thời kỳ trước, nhưng đa số là nhỏ và vừa, nhân lực ít được đào tạo chuyên sâu về bán lẻ. Đặc biệt, tính chuyên nghiệp trong phục vụ và sự liên kết chặt chẽ giữa các DN với nhau, có ít những khác biệt trong kinh doanh, chậm đổi mới về nhiều mặt, có lúc còn tự hại nhau trên sân nhà, đặc biệt là việc ép cấp, ép giá, nâng và ép chiết khấu, chiếm dụng vốn của một số nhà bán lẻ hiện đại đối với người sản xuất và nhà cung ứng hàng hóa Việt vào siêu thị.

So sánh với các DN nước ngoài, đây là cuộc cạnh tranh không cân sức đối với DN Việt. Thực tế đã thấy rõ, những năm 1990, thị phần hiện đại của các DN nước ngoài mới chiếm khoảng 5 - 10% thì đến hết 2016, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, họ đã chiếm khoảng 50% kênh bán hàng hiện đại. Trên thị trường, họ có khoảng 100 điểm/700 điểm bán trong phạm vi toàn quốc, tuy chiếm 1/7 số điểm song mỗi điểm bán của họ có doanh số gấp 7 - 10 lần doanh số 1 điểm bán hàng của DN Việt.

Xây dựng chiến lược phát triển

Nhiều vụ thôn tính màng lưới thông qua mua bán sáp nhập liên tục trong 2 - 3 năm qua như các thương vụ của các nhà đầu tư Thái Lan, Nhật Bản đối với Metro, Big C, Nguyễn Kim, Citimart, Fivimart, Lan Chi. Lợi thế cạnh tranh về nhiều mặt, trong đó có yếu tố màng lưới phân phối hầu hết những điểm đắc địa đã về tay các DN nước ngoài. Ở Việt Nam, cũng có một số nhà đầu tư còn trụ vững và phát triển như SaigonCoop và Vingroup, song như vậy là chưa đủ. Việt Nam chưa có nhiều tập đoàn phân phối đủ mạnh để dẫn dắt thị trường nội địa.

Vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải làm gì để có thể từng bước cạnh tranh với các DN nước ngoài ngay tại sân nhà?

Trước hết, Nhà nước cần nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của hệ thống phân phối nội địa, nếu mất hệ thống phân phối, tức là mất cả nền sản xuất quốc gia. Từ nhận thức đúng đến hành động, cần đầu tư hợp lý và hiệu quả về cơ sở hạ tầng cho thương mại, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh cho các DN bán lẻ. Giúp họ tiếp cận vốn, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, để phát triển chuỗi phân phối cả ở thành thị lẫn nông thôn.

Xây dựng chiến lược phát triển cho bán lẻ Việt Nam, tạo lập một số tập đoàn bán lẻ mạnh đủ sức dẫn dắt thị trường để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Cạnh tranh trong bán lẻ không chỉ bằng cơ sở vật chất hiện đại, hàng hóa dồi dào, mà còn cạnh tranh ở từng lời cảm ơn chân thành, chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, trách nhiệm, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa phục vụ, tạo lập các mối liên kết giữa sản xuất và phân phối một cách bền vững, làm ăn tử tế, có đạo đức, xây dựng được các thương hiệu mạnh của thị trường bán lẻ Việt.

Đó là con đường cạnh tranh khôn ngoan và hiệu quả nhất cho các DN Việt Nam hiện nay và tương lai về sau.

Vũ Vinh Phú

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Công ty bia Quy Nhơn ủng hộ đồng bào vùng bão lũ miền Bắc
Bình Định: Công ty bia Quy Nhơn ủng hộ đồng bào vùng bão lũ miền Bắc

Ngày 18/9, tại Khu Công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động “Quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3”. Kết quả, tại Lễ phát động, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Công ty bia Quy Nhơn đã hưởng ứng, quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ phía Bắc số tiền 81.680.000 đồng…  

Phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam thăm, tặng quà gia đình bị ảnh hưởng bão số 3
Phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam thăm, tặng quà gia đình bị ảnh hưởng bão số 3

Sáng 18/9, Đoàn công tác của phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, hộ dân gặp khó khăn tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3...

Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”
Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”

Ngày 18/9, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Trao địa chỉ nhân đạo” năm 2024 với mục đích nhằm chia sẽ gánh nặng với gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa rộng khắp những việc làm ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân, những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...

Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ
Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ

Tăng cường công tác quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập đang được Sở Y tế Hà Tĩnh rất quan tâm, thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện xử lý nhiều cơ sở vi phạm.

Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...