Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Định: Tọa đàm tìm giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch vùng miền núi

Ngày 19/10, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) diễn ra Tọa đàm “Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định”. Khá nhiều tham luận trình bày tại Toạ đàm, đã đề xuất những giải pháp thiết thực, góp phần đưa du lịch vùng miền núi phát triển.

Toạ đàm “Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định” - do Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) Bình Định tổ chức. 

Quang cảnh buổi Toạ đàm.
Quang cảnh Toạ đàm (Ảnh: Viết Hiền)

Tham dự Toạ đàm, có các vị: Nguyễn Thị Kim Chung, Phó giám đốc Sở Du lịch Bình Định; Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó giám đốc Sở VH&TT; Nguyễn Đình Kha, Phó giám đốc Sở Công Thương; Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, UBND các huyện miền núi; lãnh đạo phòng văn hoá và thông tin các huyện miền núi; các doanh nghiệp, HTX kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh…

Bà Nguyễn Thị Kim Chung phát biểu khai mạc buổi Toạ đàm.
Bà Nguyễn Thị Kim Chung phát biểu khai mạc Toạ đàm (Ảnh: V.H)

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, thay mặt Ban tổ chức, bà Nguyễn Thị Kim Chung cho biết: Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Định trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước. Cùng với tài nguyên du lịch đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, tỉnh Bình Định đang đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt nhằm phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa Bình Định, thân thiện với môi trường… 

Bàn chủ toạ buổi Toạ đàm.
Bàn chủ toạ Toạ đàm (Ảnh: V.H)

Trong 9 tháng năm 2023, Bình Định đón 4.319.240 lượt khách, tăng 21,2% so cùng kỳ 2022. Doanh thu từ du lịch, đạt 14.528 tỷ đồng, tăng 25,5% so cùng kỳ 2022. Với tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua, thì việc tìm ra các sản phẩm mới mang tính bền vững để phục vụ du khách là điều cần thiết.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Chung, Tọa đàm “Nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định” nằm trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Đây là dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục đích của Toạ đàm là nhằm tiếp thu những ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan ban ngành liên quan để cùng chung tay đưa ra những ý kiến đóng góp tích cực, hiệu quả và thiết thực nhằm xây dựng được các sản phẩm du lịch độc đáo, phát triển du lịch tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Tiếp đó, các đại biểu tham dự Toạ đàm đã được nghe gần 10 tham luận của lãnh đạo các sở, ngành, UBND, phòng VH&TT các huyện miền núi, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh du lịch… Trong đó, có nhiều tham luận được đại biểu ghi nhận và đánh giá cao. Tiêu biểu trong số này là một số tham luận của Sở VH&TT, UBND huyện Vĩnh Thạnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện An Lão, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định… 

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo trình bày tham luận.
Bà Huỳnh Thị Anh Thảo trình bày tham luận (Ảnh: Viết Hiền)

Theo đó, với tham luận “Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và mièn núi trên địa bàn tỉnh Bình Định để khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch” - sau khi phân tích về tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Bình Định, bà Huỳnh Thị Anh Thảo đã đề xuất 5 giải pháp cơ bản sau:

i/ Tiếp tục triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là Dự án 6, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số với các chương trình mục tiêu về phát triển KT-XH; Chương trình xây dựng nông thôn mới;

Trong đó, quan tâm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ:

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch;

Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận;

Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư…

ii/ Tăng cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp chính quyền, địa phương, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đối với công tác gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch;

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, địa phương trong hoạt động triển khai thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, chính sách phát triển kinh tế, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để hoàn thành đúng tiến độ các chương trình, đề án, kế hoạch;

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch phải dựa trên quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch phải lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, an toàn, trật tự xã hội.

iii/ Tham mưu đề xuất ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân, người nắm giữ và tổ chức thực hành, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; tạo điều kiện, tạo môi trường văn hóa, không gian văn hóa phù hợp để đồng bào các dân tộc thiểu số thường xuyên giao lưu, trình diễn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

Có chính sách khuyến khích việc xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa, khôi phục làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng, tạo môi trường, điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát huy vai trò là chủ thể sáng tạo, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để phục vụ du lịch.

iiii/ Về chính sách phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác văn hóa, đặc biệt là cán bộ ở cơ sở, phục vụ công tác quản lý, phát huy di sản tại cộng đồng, địa phương;

Củng cố và phát triển chi hội văn nghệ dân gian, chi hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thuộc Hội VH&NT tỉnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương... nhằm tập hợp lực lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến di sản văn hoá các dân tộc.

iiiii/ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm tích cực tham gia công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội thi, hội diễn, lễ hội quy mô vùng, miền và toàn quốc;

Phát huy vai trò của báo chí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương...

Đối với tham luận của UBND huyện Vĩnh Thạnh, với tiêu đề “Tiềm năng phát triển du lịch và những thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch Vĩnh Thạnh”, ông Lê Văn Vinh, Trưởng phòng VH&TT huyện Vĩnh Thạnh đã đề xuất các giải pháp: 

Ông Lê Văn Vinh trình bày tham luận.
Ông Lê Văn Vinh trình bày tham luận (Ảnh: Viết Hiền)

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo Chương trình hành động số 06-Ctr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khóa XVIII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021 – 2025, Kế hoạch số 159/KH-UBND - 22/9/2023 của UBND tỉnh về  phát triển một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Chương trình hành động số 02-CTr/HU ngày 26/8/2020 của Huyện ủy Vĩnh Thạnh về “Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, giai đoạn 2020 - 2025” và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về “Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, giai đoạn 2020 - 2025” của UBND huyện;

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về phát triển du lịch, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phát triển du lịch;

Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;

Xây dựng và đa dạng các sản phẩm du lịch, tập trung vào xây dựng một số loại hình sản phẩm du lịch trọng tâm gắn với tiềm năng thế mạnh của huyện như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tham quan trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa...

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết để ứng xử, phục vụ khách du lịch… nhằm phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch;

Phát triển du lịch thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tăng cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch;

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch, đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, trước hết là giữa ngành du lịch và bảo tồn di sản văn hóa;

Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch, môi trường, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; tập trung đầu tư có trọng điểm cho việc tôn tạo các di tích, nghiên cứu, lập hồ sơ tư liệu và phục hồi các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương...

                                                                                                              Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
Bài liên quan

Tin mới

Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ: Hoàn thành GPMB và bàn giao chủ đầu tư
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ: Hoàn thành GPMB và bàn giao chủ đầu tư

Thông tin từ Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố Cần Thơ, Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ (huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ), giải phóng mặt bằng đạt 100% diện tích và được bàn giao cho nhà đầu tư...

Quảng Trị: Triển khai dự án xây dựng chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê
Quảng Trị: Triển khai dự án xây dựng chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê

ngày 17/9 Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương và Công ty TNHH Slow Việt Nam về tình hình triển khai dự án xây dựng chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh...

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào ảnh hưởng bởi bão lũ

Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn cơ sở MB. Đồng thời, ngân hàng triển khai gói vay 2.000 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho khách hàng ảnh hưởng bởi bão số 3.

Hải Phòng giãn hoãn các đợt thanh kiểm tra để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3
Hải Phòng giãn hoãn các đợt thanh kiểm tra để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3

Tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố là ở mức rất lớn, còn một số đơn vị, địa phương do chưa khôi phục hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc, nên chưa thể đánh giá, thống kê đầy đủ...

Lưu ý với viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán
Lưu ý với viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán

Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành kế toán, đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán trước ngày 30/6/2022, thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tương ứng - theo quy định tại Thông tư 66/2024/TT-BTC...

Hải quan Đồng Nai quyên góp gần 260 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại từ bão số 3
Hải quan Đồng Nai quyên góp gần 260 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại từ bão số 3

Sau hai ngày phát động (16 – 17/9), toàn thể cán bộ công chức trong ngành hải quan đã tham gia đóng góp được gần 260 triệu đồng ủng hộ đến đồng bào phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.