Bài 1: Trảng Dài (Biên Hòa, Đồng Nai) - xây dựng bất chấp quy định của pháp luật!

Phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), không chỉ có những ngôi biệt thự nguy nga rộng hàng ngàn m2 được xây dựng trên đất nông nghiệp, mà còn có những dãy nhà trọ trên đất lúa, thậm chí phân lô bán nền luôn trên đất lúa, “xẻ thịt” đất rừng, đất phát triển hạ tầng

Ngó đâu cũng thấy ví phạm TTXD!

TH&CL đã từng phản ánh về tình trạng phân lô bán nền trái phép, tại P.Trảng Dài, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra hết sức phức tạp, các đầu nậu sẵn sàng phân lô, bất chấp từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm,  đất rừng, sản xuất nhằm trục lợi.

Những tưởng, sau khi có sự phản ánh của cơ quan báo chí, tình trạng “xẻ thịt” đất rừng, đất nông nghiệp sẽ được phần nào chấn chỉnh; tuy nhiên đó chỉ là điều mà dư luận tưởng tượng, còn thực tế, các đầu nậu vẫn ra sức san nền, lấp đất và tiếp tục phân lô một cách công khai.

Các chủ đất ngang nhiên thuê xe ben chở đất, đá, xà bần..., thuê máy ủi san lấp suối với mục đích tạo mặt bằng, sau đó cấu kết với các đầu nậu, ‘cò mồi’ vẽ sơ đồ dự án, công khai rao bán. Điều đáng nói, có trường hợp dù thửa đất đang trong quá trình san ủi, đổ xà bần, nhưng đã được các đầu nậu vẽ sơ đồ phân thành nhiều lô đất nhỏ có diện tích từ 60m2, 100m2 thậm chí 200m2 và công khai chào bán.

Việc thu mua đất nông nghiệp với giá rẻ, nhưng sau khi phân lô bán nền thì lợi nhuận mà các đầu nậu thu về là siêu khủng. Bởi theo lời một cò đất thì, cứ 60m2 đất trong hẻm sâu có giá 500-600 triệu đồng/lô, còn đất gần đường lớn có giá từ 800 đến hơn 1 tỷ đồng/lô, tùy theo vị trí và diện tích.

Theo giới phân lô bán nền chuyên nghiệp thì, cứ 1ha đất nông nghiệp sẽ cho ra đời 80 lô đất. Mọi giao dịch đều qua giấy tờ viết tay, hoặc văn phòng luật sư làm chứng, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy ngân sách nhà nước đã thất thu một khoản tiền thuế khổng lồ như thế nào.

Tại Tờ bản đồ số 31, có 4 thửa đất số 527, 356, 542, 543, 587… có thửa thuộc quyền sử dụng đất của bà Nguyễn Thị Thu Hòa, ông Phạm Văn Khương. Theo phản ánh của người dân, tại khu đất này xảy ra tình trạng phân lô bán nền bằng giấy tay, làm đường, xây dựng nhà ở không phép.
Riêng thửa đất 527 có tổng diện tích 6.293,9 m2 hiện trạng đất đang là đất lúa nhưng hiện nay toàn bộ diện tích đất lúa này đã hiện hữu khoảng 17 căn nhà khang trangRiêng thửa đất 527 của bà Hòa và ông Khương có tổng diện tích 6.293,9 m2 hiện trạng là đất lúa, nhưng thực tế toàn bộ diện tích này đang hiện hữu 17 căn nhà xây dựng khang trang (Ảnh: NV)

Chỉ tính riêng thửa đất 527 có tổng diện tích 6.293,9 m2 hiện trạng là đất lúa, nhưng hiện nay toàn bộ diện tích đất lúa này đã hiện hữu khoảng 17 căn nhà khang trang, còn lại vài lô đất trống. Tuy nhiên, trên ứng dụng DNAI.LIS thì đây vẫn thể hiện thửa đất liền thửa, tức là chưa thực hiện tách thửa theo quy định. Theo người dân, toàn bộ việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất này đều bằng hình thức “giấy tay” không qua văn phòng công chứng.

Dãy nhà trọ được xây dựng trên đất trồng lúa nướcDãy nhà trọ được xây dựng trên đất trồng lúa nước tại thửa đất số 356, Tờ bản đồ số 31, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa (Ảnh: HN).

Được biết, bà Hòa và ông Khương không chỉ có thửa 527, mà còn 3 thửa đất khác đó là thửa đất số 356, 542, 543, Tờ bản đồ số 31 và một phần diện tích của thửa số 527, Tờ bản đồ số 31. Toàn bộ các thửa đất này, đã được chủ đất làm đường bao quanh, xây dựng nhà ở và nhà trọ cho thuê...

Tương tự, tại Tờ bản đồ số 33 gồm các thửa 343 do ông Nguyễn Mừng và bà Trịnh Thị Thủy là chủ sử dụng, thửa 415 do bà Huỳnh Thị Ngọc Lệ đứng tên chủ đất, và thửa 416 do bà Lê Thị Tính đứng tên chủ đất, cả 3 thửa đất trên có tổng diện tích 2.563,7 m2 là đất sản xuất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, trên toàn bộ diện tích đất này lại hiện hữu một nhà hàng mang tên "Nhà hàng 126" - được biết quán nhậu này xây dựng không phép, nhưng không hiểu vì sao vẫn mặc nhiên tồn tại và chủ sở hữu nhà hàng này kinh doanh vô cùng phát đạt (?!).

Tờ bản đồ số 33, gồm thửa số 343, 415, 416 đây là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích 2.500m2. Đã được quy hoạch đất ở dự án. Nhưng hiện nay lại tọa lạc một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mang tên Nhà hàng 126.Tờ bản đồ số 33, gồm thửa số 343, 415, 416 đây là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích 2.500m2, đã được quy hoạch đất ở dự án, nhưng hiện nay lại tọa lạc một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mang tên Nhà hàng 126 (Ảnh: HN)?

Cũng tại Tờ bản đồ số 33, còn có thửa số 337 diện tích 894m2, loại đất thương mại, dịch vụ, đã quy hoạch đất ở đô thị 869.9m2, quy hoạch đất giao thông 25.5m2. Tuy nhiên, hiện trạng thực tế tại thửa đất đang hiện hữu cửa hàng “Viễn Thông A” và Trạm xăng dầu Tân Phong của Công ty cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa (Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa).

Được biết, Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa được UBND tỉnh Đồng Nai cho thuê đất có thu tiền đến năm 2051 theo hình thức Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm để kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế trên thửa đất 337, Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa lại cho Viễn thông A thuê đất để xây dựng cửa hàng kinh doanh. Tại điểm d khoản 1 Điều 111 - Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế''.

Công ty xăng dầu Tín Nghĩa được nhà nước cho thuê đất có thu tiền hằng năm để kinh doanh xăng dầu nhưng lại cho Viễn thông A thuê lại một phần đất để xây dựng cửa hàng kinh doanhCông ty xăng dầu Tín Nghĩa được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền hằng năm để kinh doanh xăng dầu, nhưng lại cho Viễn thông A thuê lại một phần đất để xây dựng cửa hàng kinh doanh (Ảnh: HN)?Viên thông A và cửa hàng xăng dầu liền kề nhau, nếu không may xảy ra hỏa hoạn thị hậu quả sẽ như thế nào?Viễn thông A và cửa hàng xăng dầu liền kề nhau, nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì hậu quả sẽ nghiêm trọng như thế nào? (Ảnh: HN)

Điểm đ khoản 1 điều 175 - Luật Đất đai 2013 quy định Công ty cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa được: "Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế”.

Có thể thấy, Công ty cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa là doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là: Bán buôn, bán lẻ xăng, dầu, nhớt, mỡ bò và gas đốt. Vậy nên theo điều 175 - Luật Đất đai 2013 và Điều 111 - Luật Đất đai năm 2003 thì, công ty này hoàn toàn không có quyền cho Viễn thông A thuê lại đất làm cửa hàng kinh doanh. Chưa nói tới thời điểm hiện tại, Viễn thông A thuê đất xây dựng cửa hàng, nhưng không có giấy phép xây dựng?

Vấn nạn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thực tế cho thấy, tình trạng xây dựng trái phép xuất hiện đã nhiều năm, thậm chí, có những công trình trái phép mới xây và vẫn đang xây, nhưng phía các cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để?

Nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng rất lớn, nằm chình ình trên đất nông nghiệp, nhưng vẫn bình yên vô sự. Có những công trình bị cưỡng chế hôm nay, vài ngày sau lại được xây dựng lại mà không thấy ai đến xử lý (?!).

Tình trạng xây dựng trái phép này, làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, khiến nhiều người bức xúc. Bởi trong số nhiều căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, có những căn là nhà của cán bộ, người thân, anh em, họ hàng cán bộ xã...

Theo Luật Đất đai năm 2013, việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp trái phép, sẽ bị xử phạt từ 40 - 50 triệu đồng tùy mức độ và hành vi vi phạm; hoặc bị xử phạt hành chính do chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà đã xây dựng công trình.

Ngoài ra, người có hành vi vi phạm vừa bị phạt tiền, vừa phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên diện tích đất vi phạm đó và nộp lại số lợi bất hợp pháp do vi phạm có được. Luật quy định là vậy; nhưng trên thực tế, đất nông nghiệp vẫn đang bị thu gom, phân lô xây dựng bất chấp!

Ngay tại Khu phố 5, phường Trảng Dài, các thửa đất theo thứ tự giáp ranh lần lượt từ 605, 616, 627, 638, 641, 642, 643, 644, 645, 606 thuộc Tờ bản đồ số 50, các thửa đất này có một mặt tiếp giáp với thửa đất số 195, Tờ bản đồ số 50 (đất thuộc quyền sử dụng của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai), một mặt tiếp giáp với đường hẻm (tiếp giáp và kết nối với đường Nguyễn Khuyến, đứng tại giao điểm giữa đường hẻm này và đường Nguyễn Khuyến phía đối diện là Trường Tiểu học Hà Huy Giáp).

Các thửa đất này, đều là đất nông nghiệp, phần lớn nằm trong quy hoạch đất phát triển hạ tầng, một phần nằm trong quy hoạch đất ở đô thị, các thửa đất này đều được tách thửa có diện tích lớn hơn 500m2 (theo quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất có mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 QĐ số 25/2016 hay Điểm a, Khoản 1, Điều 5 QĐ số 03/2018).Hàng loạt thửa đất dù đã được quy hoạch đất phát triển hạ tầng nhưng người dân vẫn xây dựng các công trình nhà ở hoặc kiốt , nhà trọ để kinh doanhHàng loạt thửa đất dù đã được quy hoạch đất phát triển hạ tầng, nhưng người dân vẫn xây dựng các công trình nhà ở hoặc kiốt , nhà trọ để kinh doanh (Ảnh: HN)

Hiện trạng tại các thửa đất nêu trên, đã có công trình xây dựng là các ki ốt, nhà ở, nhà trọ cho thuê... 

Ví dụ, thửa 605 có diện tích 852m2 là đất trồng cây lâu năm, do ông Nguyễn Công Thủy là chủ đất, nhưng đang hiện hữu 12 ki ốt, hoạt động kinh doanh (mặt tiền đường Nguyễn Khuyến có 6 ki ốt và mặt tiền đường hẻm có 6 ki ốt).

Thửa 605 có diện tích 852m2 là đất trồng cây lâu năm do ông Nguyễn Công Thủy là chủ đất nhưng đang hiện hữu 12 ki-ốt đang hoạt động kinh doanhThửa 605 có diện tích 852m2 là đất trồng cây lâu năm, do ông Nguyễn Công Thủy là chủ đất, nhưng đang hiện hữu 12 ki ốt, hoạt động kinh doanh, dù đất này đã được quy hoạch đất giao thông, đất phát triển hạ tầng (Ảnh: NV)

Thửa đất số 616, diện tích 624m2, loại đất trồng cây lâu năm, do bà Nguyễn Thị Trang là chủ đất, nhưng đang hiện hữu 1 căn nhà ở kết hợp kinh doanh cà phê võng, 1 căn nhà trọ cho thuê và 1 công trình được dựng bằng các cột sắt có mái và vách được làm bằng tôn (dù đất này đã được quy hoạch đất phát triển hạ tầng).

Thửa đất số 627, diện tích 607m2 của ông Phạm Ngọc Tùng, thửa 642 diện tích 600m2 của ông Phạm Tuấn Đông, thửa 644 diện tích 600m2 của ông Đinh Quốc Lâm, thửa 645 diện tích 600m2 của ông Nguyễn Văn Phương, thửa 606 diện tích 579m2 của bà Nguyễn Thị Thu làm chủ đất, đều là loại đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên thực tế trên đất đều có nhà kiến cố hiện hữu…

Thửa đất số 614, Tờ bản đồ số 50, diện tích 791m2, loại đất đất trồng cây lâu năm, quy hoạch đất phát triển hạ tầng, do 3 người là bà Trần Thị Thu Vân, bà Trần Thị Bích Ngọc và bà Trần Thị Kim Anh là chủ đất; thửa đất số 615, Tờ bản đồ số 50, diện tích 882m2, loại đất đất trồng cây lâu năm, quy hoạch đất giao thông 340.3m2, quy hoạch đất phát triển hạ tầng 541.4m2.

Biệt thự nguy nga được xây dựng trái phép trên đất quy hoạch là đất giao thông, đất phát triển hạ tầngBiệt thự nguy nga được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, dù đất này đã được quy hoạch là đất giao thông, đất phát triển hạ tầng (Ảnh: HN)

Vị trí của thửa đất số 615 có mặt tiền đường Nguyễn Khuyến (đoạn thuộc địa phận Khu phố 5, phường Trảng Dài), một mặt tiếp giáp với đường hẻm; thửa đất số 614 giáp ranh với thửa đất số 615 (hướng mặt tiền đường Nguyễn Khuyến). Hiện trạng, tại 2 thửa đất này là căn biệt thự Kim Sang, biệt thự được xây trên 1 phần đất của thửa đất số 614, còn 1 phần được quây tôn cùng với thửa số 615...

Có thể thấy, việc vi phạm TTXD trên địa bàn phường Trảng Dài hết sức phức tạp và đó là đất trồng cây lâu năm, đã được quy hoạch đất giao thông, đất phát triển hạ tầng. Nhưng người dân vẫn bất chấp xây biệt thự. Song dường như, việc xây dựng này không vấp phải sự cản trở nào của phía chính quyền địa phương hay cán bộ không hay biết có sai phạm trên địa bàn mình quản lý?

Ngoài các vi phạm về TTXD mà không bị cơ quan chức năng xử lý thì tại Trảng Dài, tình trạng phân lô bán nền cũng diễn ra phổ biến. Mọi giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay, trong khi số tiền mà các đầu nậu, chủ đất thu về cực kỳ lớn, Nhà  nước lại không thu được bất kỳ một đồng tiền thuế nào từ loại giao dịch này.

Các đầu nậu vẫn thu gom, giao bán đất nông nghiệp để trục lợi. Vậy đây có thể coi là hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật về đất đai về mục đích sử dụng đất, vi phạm hình sự về sử dụng đất, vi phạm luật hành chính, trốn thuế…, lợi dụng sự cả tin của người mua để trục lợi?

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Hải Dương